Những mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trồng cây ăn quả đem lại kỳ vọng mới

Ngọc Phương 04/01/2020 17:03

(Baonghean.vn) - Nhờ áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào trồng cây ăn quả đã mở ra triển vọng mới nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Những ngày qua, gia đình anh Trần Hữu Đức ở xóm 4 xã Thuận Sơn (Đô Lương) rất phấn khởi khi 9 ha cây ăn quả, với 3.500 cây mít, na Thái và bưởi da xanh trồng cách đây 2 năm, bắt đầu cho quả bói.

Để trồng cây đạt hiệu quả, anh Đức đã áp dụng KHCN vào việc chăm sóc cây. Toàn bộ khu đồi đều có hệ thống tưới nước nhỏ giọt chạy đến từng gốc cây.

Giống cây na Thái, ổi, Thái, bưởi Da Xanh cũng đã cho quả sau 2 năm trồng. Ảnh: Ngọc Phương
Giống cây na Thái, ổi Thái, bưởi da xanh của gia đình anh Trần Hữu Đức ở xóm 4, xã Thuận Sơn cũng đã cho quả sau 2 năm trồng. Ảnh: Ngọc Phương

Còn anh Nguyễn Phùng Khởi ở xã Trung Sơn (Đô Lương) lại sản xuất cây trên vùng đất bãi ven sông, nhờ kinh nghiệm sản xuất cây lâu năm nên anh Khởi đã vận dụng rất tốt KHKT vào việc chăm sóc cây đúng theo quy trình. Nhờ vậy, mỗi ha cây lấy quả như: Dưa, Bí đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hiện nay anh đang trồng 7 ha cây bí. Dự tính sẽ cho năng suất rất cao.

Anh Khởi vui vẻ nói: “Đối với bí vụ đông này, trong vòng 4 đến 4,5 tháng, bình quân thu hoạch 1 ha đạt 28 tấn quả, giá bình quân 10 ngàn đồng/kg. Riêng vụ hè thu sẽ cho thu hoạch nhanh hơn, tầm 2,5 tháng”.

Mô hình trồng Bí xanh vụ Đông Xuân 7 ha của anh Nguyễn Phùng Khởi xã Trung Sơn- Đô Lương.
Mô hình trồng bí xanh vụ đông xuân 7 ha của anh Nguyễn Phùng Khởi ở xã Trung Sơn- Đô Lương.

Ngoài việc trồng cây bí xanh trên đất bãi, hiện nay anh Khởi đang đầu từ một nhà kính ở trên vùng đất đồng ở xóm 7 xã Trung Sơn. Nhà kính này có diện tích 1.000m2, anh Khởi sẽ trồng cây dưa lưới.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đô Lương có nhiều hộ đã áp dụng thành công KHCN vào sản xuất cây ăn quả, điển hình như: Ông Đặng Anh Tuấn ở xóm 7 xã Xuân Sơn với mô hình Thanh Long ruột đỏ trồng theo công nghệ Nhật Bản; mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Bảy xã Giang Sơn Đông; mô hình vườn cây ăn quả tổng hợp tưới nước tự động của anh Chín xã Xuân Sơn; trồng chanh không hạt của 6 hộ gia đình ở Xuân Sơn, Thuận Sơn, Bồi Sơn, Đại Sơn...

Trong quá trình triển khai trồng cây, các hộ gia đình đã tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, nhất là việc mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt, tưới nước phun sương, áp dụng KHKT vào sản xuất.

Hệ thống nhà kính để trồng cây ở xóm 7 xã Trung Sơn- Đô Lương đang được lắp đặt. Ảnh Ngọc Phương
Hệ thống nhà kính để trồng cây ở xóm 7 xã Trung Sơn- Đô Lương đang được lắp đặt. Ảnh Ngọc Phương

Những mô hình áp dụng KHKT- Công nghệ đã có hiệu quả rõ rệt và tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường được nhân dân chấp nhận và thu mua nhanh gọn. Hiện tại, hội nông dân chúng tôi có 12 CLB Internet, thông qua CLB này, bà con có thể truy cập, trao đổi thông tin về sản xuất cây trồng, chăn nuôi… Mỗi CLB như vậy có từ 50 đến 70 người tham gia. Trong những năm tới, hội nông dân huyện tiếp tục chỉ đạo cơ sở làm tốt công tác liên kết tổ chức phổ biến KHCN, dạy nghề ngắn hạn để áp dụng vào sản xuất”.

Ông Nguyễn Hồng Xuân- Chủ tịch hội Nông dân huyện Đô Lương

Mới nhất

x
Những mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trồng cây ăn quả đem lại kỳ vọng mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO