Nội bộ EU chia rẽ vì kế hoạch cấm vận dầu và khí đốt từ Nga

Theo Quang Dũng (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Yêu cầu từ các nước Ba Lan và các quốc gia Baltic về việc Liên minh châu Âu cần ngay lập tức cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga hay chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga đã không nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước.
Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ngày 21/3 đã thể hiện các bất đồng công khai liên quan đến kế hoạch cấm vận dầu và khí đốt từ Nga, khi một số thành viên Đông Âu và Baltic yêu cầu phải tiến hành biện pháp này ngay lập tức nhưng một số nước như Đức, Hà Lan, Italia kiên quyết phản đối.
Mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là một trong những nội dung trọng tâm được các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng EU thảo luận trong các phiên họp tại Brussels trong ngày 21/3. Tuy nhiên, yêu cầu từ các nước như Ba Lan hay các quốc gia Baltic về việc Liên minh châu Âu cần ngay lập tức cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga hay chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga không nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước.
Các Ngoại trưởng EU họp ngày 21/33 tại Brussels. Anh: Reuters
Các Ngoại trưởng EU họp ngày 21/3 tại Brussels. Anh: Reuters

Phát biểu tại Brussels, Ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock cho rằng, việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga là một thực tế tại nhiều quốc gia châu Âu và sự phụ thuộc này sẽ không thể lập tức chấm dứt chỉ trong thời gian ngắn. Về tổng thể, 27% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt tiêu dùng tại châu Âu là nhập khẩu từ Nga, trong đó cường quốc kinh tế số 1 châu Âu là Đức nhập 55% lượng khí đốt tự nhiên, 52% lượng than và 34% dầu từ Nga. 

Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck mới đây cũng thừa nhận, nếu cắt đứt ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, với việc gia tăng đói nghèo và thất nghiệp. Ngoài Đức, các nước như Italia, Hà Lan, Áo hay Slovakia cũng không ủng hộ việc cấm vận ngay lập tức nguồn cung năng lượng từ Nga.

Trước việc các nước thành viên chia rẽ sâu sắc về kế hoạch này, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell cho biết, chủ đề này sẽ được các nguyên thủ châu Âu thảo luận sau, có thể là ngay trong tuần này tại Thượng đỉnh EU và Thượng đỉnh NATO, với sự góp mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong nhiều ngày qua, chính quyền Mỹ cũng đã gây sức ép buộc các nước châu Âu hành động theo Mỹ và Anh trong việc cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga, tuy nhiên, giới quan sát cho rằng châu Âu sẽ khó có thể lập tức hành động giống Mỹ bởi nguồn cung dầu của Nga chỉ chiếm khoảng 8% tổng sản lượng dầu nhập khẩu của Mỹ.        

Ngoài việc thảo luận về khả năng cấm vận năng lượng Nga, các Bộ trưởng EU cũng đã họp bàn và thống nhất thông qua kế hoạch triển khai lực lượng phản ứng nhanh 5.000 quân của EU vào năm 2025. Phía Đức đã đề xuất được đứng ra cung cấp nhân lực chính cho lực lượng này. Đây là một phần trong chiến lược “Strategic Compass” mà EU đã công bố từ cuối năm 2021 nhưng được đẩy nhanh tiến độ triển khai sau khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraina.

Một chủ đề khác cũng gây chú ý là việc ứng phó với khủng hoảng tị nạn từ Ukraine. Theo các số liệu, sau gần 1 tháng diễn ra xung đột tại Ukraina, đã có khoảng 3,4 triệu người rời khỏi Ukraine sang lánh nạn tại các quốc gia EU, khiến khối này đối mặt với làn sóng tị nạn bùng phát nhanh nhất và lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới 2.

Bà Annalena Baerbock, Ngoại trưởng Đức, một trong những nước đang tiếp nhận nhiều người tị nạn Ukraine nhất hiện nay, cho rằng châu Âu cần các đối tác trên toàn thế giới trợ giúp mới có thể ứng phó được với cuộc khủng hoảng này.

“Hàng triệu người đang chạy loạn. Châu Âu hiện đã nhận hơn 3 triệu người tị nạn từ Ukraine và chúng tôi ước tính con số có thể lên tới 8 triệu người trong những tuần tới. Chúng tôi chỉ có thể cung cấp sự trợ giúp cho những người tị nạn nếu có sự phối hợp cùng hành động với các đối tác tại châu Âu và trên toàn thế giới và ngay bây giờ phải tạo ra các điều kiện về hậu cần cho việc phân bổ người tị nạn trong nội bộ châu Âu cũng như cả sang phía bên kia Đại Tây Dương”, bà Annalena Baerbock nói./.

tin mới

Điện Kremlin nói chiến thắng của Nga là điều tất yếu; Tổng thống Biden kêu gọi đừng để ông Putin thắng

Điện Kremlin nói chiến thắng của Nga là điều tất yếu; Tổng thống Biden kêu gọi đừng để ông Putin thắng

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn TASS, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng lưu ý, các quốc gia phương Tây khẳng định chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine phải kết thúc, “nhưng họ muốn chấm dứt nó với thất bại thuộc về Nga”.

Dự luật viện trợ cho Ukraine bị chặn tại Thượng viện Mỹ

Dự luật viện trợ cho Ukraine bị chặn tại Thượng viện Mỹ

(Baonghean.vn) - Đạo luật cung cấp hàng tỷ USD trong khoản hỗ trợ an ninh mới dành cho Ukraine và Israel đã bị Thượng viện Mỹ chặn lại hôm 6/12 (giờ địa phương) khi phe Cộng hòa nhấn mạnh yêu cầu phải có các biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát nhập cư tại khu biên giới của Mỹ với Mexico.

Cựu Ngoại trưởng Đức: EU cần vũ khí hạt nhân của riêng mình

Cựu Ngoại trưởng Đức: EU cần vũ khí hạt nhân của riêng mình

(Baonghean.vn)- Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer lập luận rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần sở hữu kho vũ khí hạt nhân của riêng mình để ngăn chặn Nga tốt hơn. Quan chức hiện đã nghỉ hưu này cũng cảnh báo EU cần phải tự đứng vững nếu mối quan hệ giữa khối này với Mỹ nguội lạnh.

Tướng Cương: Ukraine lo sợ bị 'lãng quên' khi mùa đông đến

Tướng Cương: Ukraine lo sợ bị 'lãng quên' khi mùa đông đến

(Baonghean.vn)-Khi mùa đông đến gần, Ukraine lo sợ sẽ bị các nước khối EU và Mỹ "lãng quên" khi xung đột giữa Israel và Hamas diễn ra và trước nhiều tác động khác. Xung quanh vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an có những nhận định sau.

Bản tin quốc tế: Tổng thống Zelensky không muốn tướng Zaluzni tham gia tranh cử

Bản tin quốc tế: Tổng thống Zelensky không muốn tướng Zaluzni tham gia tranh cử

(Baonghean.vn) - Các cuộc tấn công kép của quân đội Nga là ác mộng cho Ukraine; Đức giúp Ukraine huấn luyện sử dụng hệ thống Patriot; Nhà Trắng  sắp hết tiền mặt cho Ukraine; Tổng thống Zelensky không muốn tướng Zaluzni tham gia tranh cử; Pháp kêu gọi sớm đạt được lệnh ngừng bắn mới ở Gaza

Tổng thống Zelensky đề nghị phương Tây cho "vay" để sản xuất vũ khí

Bản tin quốc tế: Tổng thống Ukraine đề nghị phương Tây cho vay để sản xuất vũ khí

(Baonghean.vn) -Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý: Tổng thống Zelensky đề nghị phương Tây cho"vay" để sản xuất vũ khí; Thủ tướng Israel tuyên bố chống Hamas bằng tất cả sức mạnh; Hàng trăm mục tiêu ở Gaza bị tấn công dữ dội; Nga không đủ phiếu trong Hội đồng Tổ chức Hàng hải quốc tế.

Mùa Đông - thời điểm 'vàng' Nga viết lại 'thần thoại'

Mùa Đông - thời điểm 'vàng' Nga viết lại 'thần thoại'

(Baonghean.vn) - Thời tiết ngày càng xấu đi rõ rệt, khi nhiệt độ trung bình dao động chỉ trong khoảng -4,8 đến 2 độ C. Nhiều ý kiến cho rằng, thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình của chiến dịch quân sự đặc biệt. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh điều này.