Nông dân quê lúa Nghệ An với niềm vui thoát nghèo từ vốn vay chính sách

(Baonghean) - Những đồng vốn ưu đãi đang được Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An chuyển đến người nghèo và các đối tượng chính sách. Ở huyện lúa Yên Thành, ngày càng có nhiều gương sử dụng vốn chính sách hiệu quả, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng…
TỪ LÀM KINH TẾ TRANG TRẠI
Ông Nguyễn Công Tợu ở xóm Thạch Sơn (xã Văn Thành) tay nâng nhẹ túi lưới với con cá trê phi nặng 8 kg để chuẩn bị đãi khách. Đây là 1 trong hơn 500 con cá trê phi được ông Tợu thả nuôi ở ao 1.200 m2 tại trang trại của gia đình ông, cùng với gần từng ấy mét vuông hồ sen và một vườn cây ăn quả giống mới trĩu cành đã cho thu hoạch.
Đó là thành quả nhờ vào nguồn vốn tín dụng Chính sách xã hội (TDCSXH) mà vợ chồng ông, một hộ nghèo của xóm được tổ tiết kiệm và vay vốn (TK &VV) bình xét cho vay trước đây. 
Vợ chồng ông Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế chăm sóc ao trại.
Vợ chồng ông Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế chăm sóc ao trại.

Năm 1974, ông Nguyễn Công Tợu tiếp tục tái ngũ để lên đường và bị thương ở chiến trường Buôn Ma Thuột; năm 1976 ông được xuất ngũ về địa phương. Về quê, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Quế làm đủ nghề nhưng vẫn thiếu trước, hụt sau. Hai vợ chồng trên quê nghèo với túp lều tranh xập xệ, lại thêm cảnh đông con nên cái nghèo cứ đeo đẳng năm này qua năm khác.

Thế rồi, gia đình ông sau khi được Tổ TK & VV của NHCSXH bình xét cho vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông là người tháo vát nên đã nhanh nhẹn tiếp cận cán bộ thú y, nông nghiệp, xây dựng… để nhờ tư vấn làm chuồng trại, ao thả cá, hồ trồng sen, vườn cây ăn quả…

Mới đầu vợ chồng ông tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thu nhập từ các lứa xuất chuồng: gà, ngan, vịt, lợn. Lượng phân thải của lợn ông bà chuyển xuống ao làm thức ăn nuôi cá; lượng phân của gia cầm ông bà đem ủ để làm phân bón cho cây ăn quả trong vườn. Bởi thế mỗi năm gia đình ông bà cho thu nhập từ 70 đến 90 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Nguyễn Công Tợu - xóm Thạch Sơn (xã Văn Thành, Yên Thành) 

Chủ tịch Hội CCB xã Kiểm tra vốn vay TDCSXH tại GD ông Nguyễn Công Tợu. Ảnh: Thu Huyền
Chủ tịch Hội CCB xã Kiểm tra vốn vay TDCSXH tại gia đình  ông Nguyễn Công Tợu.

Hiện nay, 7 người con của ông bà đều trưởng thành có việc làm ổn định, trong đó 3 người có xe ô tô tải chở hàng. Từ một hộ nghèo, nay ông bà đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên hơn 2 ha đất của gia đình bằng mô hình VAC, mà khởi nguồn cho sự giàu có đó là từ nguồn vốn vay TDCSXH do NHCSXH ủy thác cho Hội Phụ nữ xã Văn Thành quản lý.

... TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 
Cùng ở xã Văn Thành, gia đình bà Nguyễn Thị Quế hiện sở hữu vườn cây trái đủ các loại như chuối, bưởi, ổi, sen…; trang trại của gia đình hội viên Hội Nông dân Nguyễn Duy Quyền có vợ là chị Nguyễn Thị Liên có 400 gốc bưởi da xanh bắt đầu cho quả. Tất cả đều bắt nguồn từ vốn vay chính sách.

Là hộ nghèo, từ năm 2016, gia đình được tổ TK&VV họp bình xét cho vay vốn ưu đãi của NHCSXH… Lần đầu tiên được cầm trong tay 30 triệu đồng từ nguồn vốn vay TDCSXH để phát triển kinh tế hộ gia đình, hai vợ chồng không quản ngày đêm, mưa nắng lao động cật lực; ban đêm thì làm hương trầm nhập cho các đại lý bán lẻ; ban ngày thì cuốc, xới, vun, đắp ngoài vườn, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, bởi thế mà gia đình anh chị đã thoát nghèo năm 2018. Giờ đây gia đình anh chị đã có một tổ hợp khu trang trại VAC điển hình của xã. 

Chị Nguyễn Thị Liên - Đối tượng chính sách vay vốn ở xã Văn Thành, Yên Thành 

QUAN TÂM ĐẦU TƯ VIỆC HỌC
 
Ở xã Văn Thành, nhiều người cũng biết tới gia đình hội viên cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Truyền, trước năm 2013 là hộ nghèo đặc biệt khó khăn có nguy cơ các con của ông sẽ nghỉ học giữa chừng. Nhưng nhờ có nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội dành cho học sinh, sinh viên mà 3 người con của ông đã tốt nghiệp đại học, ra trường có việc làm ổn định với thu nhập khá.
Nhờ nguồn vốn TDCSXH mà GD ông Truyền xóm Công trung thoát nghèo và làm được nhà mới. Ảnh: Thu Huyền
Nhờ nguồn vốn TDCSXH mà ông Truyền ở xóm Công Trung thoát nghèo và làm được nhà mới. 

Từ một hộ nghèo đặc biệt khó khăn đến cận nghèo rồi thoát nghèo, gia đình ông Nguyễn Văn Truyền được tổ TK&VV NHCSXH xóm Công Trung bình xét được vay vốn TDCSXH để nuôi con ăn học thành đạt, xóa nghèo bền vững, nay đã xây được nhà cao tầng, các công trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kiên cố, khang trang đúng chuẩn nông thôn mới.

Hay gia đình hội viên CCB Hồ Sĩ Hạnh ở xóm Lạch Vằng, từ một hộ cận nghèo năm 2013 đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ có đời sống kinh tế khá hiện nay của xã, nhờ dùng vốn vay tín dụng chính sách xã hội đầu năm 2015 để phát triển chăn nuôi và trồng keo lai trên diện tích 0,5 ha đất đồi đá sỏi. Tháng 6 năm 2019 đã khai thác gỗ giấy cho thu nhập trên 50 triệu đồng… 

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, ở xã Văn Thành, các đối tượng chính sách xã hội nói chung được thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi TDCSXH để xóa đói, giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ hiệu quả.
Đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã Văn Thành đạt 11.258 triệu đồng, còn 392 khách hàng đang dư nợ, trong đó dư nợ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (Hộ nghèo 24,29%; Cận nghèo 25,7%). Đối với công tác huy động tiết kiệm của tổ chức và cá nhân và tổ tiết kiệm vay vốn, số dư tiết kiệm của xã đạt 1.000 triệu đồng.

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.