Ông Trump đã làm được gì trong năm đầu của nhiệm kỳ?

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chỉ còn ít ngày nữa là tròn một năm ông Trump nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng đã làm được gì trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ?
1.  Thông qua Luật giảm thuế
Tổng thống Donald Trump ký luật cải cách thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ đô la trong Phòng bầu dục của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 22//12/2017. (Ảnh: AP)
Tổng thống Donald Trump ký luật cải cách thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ đô la trong Phòng bầu dục của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 22//12/2017. Ảnh: AP
Hạ viện Mỹ ngày 20/12/2017 đã trao cho Tổng thống Trump chiến thắng lập pháp đầu tiên khi phê duyệt gói cải cách thuế sâu rộng mà Đảng Cộng hòa đề xuất, theo đó hầu hết người Mỹ đều được cắt giảm thuế từ năm tới.

Luật mới sẽ giảm thuế lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ từ 35% xuống 21% đồng thời giảm các loại thuế cá nhân. Các nội dung chính khác của luật thuế gồm: Giảm thuế thừa kế; Mở rộng tín dụng thuế cho gia đình có trẻ em; Giảm thuế đánh lên lợi nhuận ở nước ngoài.

Ngoài ra luật mới còn có điều khoản cho phép khoan dầu ở Khu bảo Tồn Quốc gia Bắc Cực tại Alaska và bỏ điều khoản phạt thuế đối với công dân Mỹ không mua bảo hiểm theo quy định của ObamaCare.

2. Thực hiện chính phủ giới hạn, ủng hộ tinh thần tư bản chủ nghĩa

Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thêm một sắc lệnh hành pháp trong nỗ lực cắt giảm các quy định liên bang mà vị chủ nhân Nhà Trắng cho rằng đang tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp Mỹ.
Ngày 24/2/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thêm một sắc lệnh hành pháp trong nỗ lực cắt giảm các quy định liên bang mà vị chủ nhân Nhà Trắng cho rằng đang tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp Mỹ.
Chính phủ giới hạn là một nguyên tắc quản lý của phe bảo thủ tại Hoa Kỳ. Theo nguyên tắc này, ông Trump đã: Đưa ra quy định để chính phủ ra thêm một quy định hay luật lệ mới, 2 quy định cũ phải bị xóa bỏ; Hủy hàng trăm quy định hành pháp dưới thời Obama, đặc biệt là các rào cản môi trường khiến các ngành xây dựng và khoan dầu của Mỹ bị đình trệ;

Giảm 110  nhân viên phục vụ tại Nhà Trắng so với thời Obama, tiết kiệm 22 triệu USD ngân sách 2017; Cắt giảm hàng chục ngàn vị trí công chức liên bang; Cấm công chức nhà nước nghỉ hưu trở thành người vận động hành lang trong một thời gian nhất định;

Giới doanh nghiệp đặc biệt được khích lệ trong một năm ông Trump làm Tổng thống. Tinh thần lạc quan đối với nền kinh tế đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp giảm và các dòng vốn nước ngoài liên tục cam kết sẽ rót vào nước Mỹ sau những chuyến công du của ông Trump.

3. Trumponomics giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng cao 2 quý liên tiếp
Kinh tế Mỹ tăng mạnh trong 2 quý liên tiếp bất chấp các siêu bão. Ảnh: BLOOMBERG NEWS
Kinh tế Mỹ tăng mạnh trong 2 quý liên tiếp bất chấp các siêu bão. Ảnh: BLOOMBERG NEWS
Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump (còn gọi là Trumponomics) đã giúp nền kinh tế nước Mỹ đạt được kết quả mà các nhà kinh tế từng nói là điều không thể.

Theo thống kê mới được công bố hôm 3/11/2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng 3% trong quý III. Đây là quý thứ hai liên tiếp GDP đã đáp ứng mục tiêu của ông Trump. 

Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,1% trong quý trước, một tốc độ nhanh nhất trong vòng 2 năm. Đó được coi là một thắng lợi lớn của Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần bị các nhà kinh tế chỉ trích rằng mục tiêu tăng trưởng 3% của ông là không thực tế, nếu không nói là không thể.

4Khôi phục quân đội và củng cố trật tự trong nước

Ngân sách quốc phòng Mỹ 2018 dự kiến có bước tăng kỉ lục. Nguồn: AP
Ngân sách quốc phòng Mỹ 2018 dự kiến có bước tăng kỉ lục. Nguồn: AP
Thông qua gói ngân sách kỷ lục 700 tỷ USD cấp cho quân đội Hoa Kỳ; Cam kết xây dựng quân đội Hoa Kỳ đảm bảo vị thế vững mạnh nhất thế giới và thực hiện “hòa bình thông qua sức mạnh”;

Đưa ra mục tiêu quân Mỹ phải mạnh tới mức “không bao giờ phải sử dụng đến nó”; Liên tục khẳng định sự ủng hộ đối với quân đội, tiến hành cải cách luật để chăm sóc cựu chiến binh tốt hơn;

Thị uy với Iran, Triều Tiên, Nga và Trung Quốc; khôi phục sự tôn trọng đối với quân đội Mỹ ở nước ngoài, vốn bị tổn hại nghiêm trọng dưới thời Obama;

Siết chặt các quy định về nhập cư làm giảm 70% số lượng người vượt biên trái phép vào Mỹ so với năm 2016. Lực lượng tuần tra biên giới thực hiện hơn 300.000 vụ bắt giữ khắp cả nước và trục xuất hơn 200.000 người nhập cư trái phép;

Ký luật hành pháp để thúc đẩy việc xây bức tường biên giới với Mexico. Quốc hội đã thông qua gói ngân sách đầu tiên trị giá 1 tỷ USD để xây tường và các khuôn mẫu của bức tường đã được dựng xong.

5. Tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo IS

Quân đội Iraq diễu hành ăn mừng. Ảnh: Reuters
Quân đội Iraq diễu hành ăn mừng. Ảnh: Reuters
Những kẻ khủng bố đã bị đuổi khỏi lãnh thổ mà chúng từng chiếm đóng. Ngay từ khi nhậm chức, ông Trump đã trao quyền cho các tướng lĩnh quân đội Mỹ chủ động tăng cường quân lính và khí tài để quyết tâm tiêu diệt IS tại Iraq và Syria.

Vào tháng 10/2017, Giám đốc CIA Mike Pompeo đã nói rằng cuộc chiến chống IS trong 8 tháng đã đem lại kết quả vượt trội hơn hẳn 8 năm dưới thời chính quyền Obama.

Theo đó, ngày  3/11/2017, chính phủ Syria tuyên bố đánh bật IS ở thành trì cuối cùng của nhóm phiến quân này tại Syria là Deir ez-Zor; Ngày 17/11/2017, quân đội Iraq tuyên bố giải phóng Rawa - thành phố cuối cùng mà IS chiếm đóng tại Iraq;  Ngày 9/12/2017, Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi chính thức tuyên bố cuộc chiến 3 năm với IS đã kết thúc.

6. Công bố chiến lược an ninh quốc gia mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 18/12. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 18/12. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 18/12/2017, Tổng thống Trump tuyên bố chiến lược an ninh quốc gia mới của mình trong đó ông phác thảo các mục tiêu về hiện đại hóa quân sự, phát triển kinh tế và các đối thủ mà nước Mỹ sẽ phải đối mặt.

Trong chiến lược này chính quyền Mỹ chỉ rõ Nga và Trung Quốc những “cường quốc địch thủ” và “cường quốc theo chủ nghĩa xét lại” - những quốc gia muốn định hình thế giới theo cách đối chọi với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ.

Điểm khác biệt của chiến lược an ninh quốc gia mới này với chiến lược của các chính phủ trước đó là chiến lược này làm nổi bật các vấn đề thương mại và kinh tế. Ông Trump nhấn mạnh an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.