Phụ nữ dân tộc Mông Nghệ An hào hứng chong đèn đi học chữ

(Baonghean.vn) - Lớp học xóa mù chữ do Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 và UBND xã Tri Lễ (Quế Phong) tổ chức nhằm dạy xóa mù chữ cho phụ nữ đồng bào Mông của xã biên giới này.
Lớp học diễn ra trong thời gian 5 tháng, được khai trương từ ngày 23/9 tại nhà văn hóa bản D1 khu Minh Tiến, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong.
Lớp học diễn ra trong thời gian 5 tháng, bắt đầu từ ngày 23/9 tại Nhà văn hóa bản D1 khu Minh Tiến, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Lớp học do cán bộ, đoàn viên Đội tri thức trẻ tình nguyện thuộc Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 phụ trách giảng dạy vào các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Ảnh: Hồ Phương
Lớp học được tổ chức dành cho những người phụ nữ bản D1, D2 (của đồng bào Mông) và bản Na Chạng (của phụ nữ đồng bào Thái, Khơ Mú).  Có 45 học sinh đăng ký tham gia lớp học, mặc dù vậy, đến nay đã có hơn 50 học sinh, trong đó phụ nữ đồng bào Mông chiếm hơn 90%. Học sinh có tuổi đời từ 35 đến 60 tuổi, họ là những người chưa bao giờ đi học hoặc nghỉ học từ lúc còn nhỏ nên đã quên mặt chữ.
Lớp học được tổ chức dành cho những người phụ nữ bản D1, D2 (của đồng bào Mông) và bản Na Chạng (của phụ nữ đồng bào Thái, Khơ mú). Đến nay đã có hơn 50 học sinh tham gia lớp học, trong đó phụ nữ đồng bào Mông chiếm hơn 90%. Học sinh có tuổi đời từ 35 - 60 tuổi, họ là những người chưa bao giờ đi học hoặc nghỉ học từ lúc còn nhỏ nên đã quên mặt chữ. Ảnh: Hồ Phương
Tri Lễ là xã duy nhất của huyện Quế Phong có đồng bào Mông sinh sống. Tại xã biên giới miền núi này có 10 bản đồng bào Mông. Hầu hết họ sống ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh.
Tri Lễ là xã duy nhất của huyện Quế Phong có đồng bào Mông sinh sống. Tại xã biên giới miền núi này có 10 bản đồng bào Mông. Hầu hết họ sống ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh. Ảnh: Hồ Phương
Cả 10 bản Mông đều chưa có điện, đường đi lại hết sức khó khăn. Phụ nữ lứa từ lứa tuổi 35 trở lên ở những bản này hầu hết đều mù chữ. Có nhiều người không thể nói tiếng phổ thông. Đi học xa, phong tục tập quán là hai nguyên nhân khiến cho hầu hết phụ nữ đồng bào Mông bị mù chữ hoặc tái mù chữ.
Cả 10 bản Mông xã Tri Lễ đều chưa có điện, đường đi lại hết sức khó khăn. Phụ nữ từ lứa tuổi 35 trở lên ở những bản này hầu hết đều mù chữ. Có nhiều người không thể nói tiếng phổ thông. Đi học xa, phong tục tập quán lạc hậu là hai nguyên nhân khiến hầu hết phụ nữ đồng bào Mông bị mù chữ hoặc tái mù chữ. Ảnh: Hồ Phương
 
Đại úy Phan Văn Toàn cho biết, Thấy được lợi ích thiết thực nên học sinh đã đi học hết sức đều đặn và đúng giờ, lớp học từ 19h nhưng có nhiều phụ nữ đã đến trước từ rất lâu. Ở đây thường xuyên mất điện nhưng chị em vẫn đến học đầy đủ. Mới chỉ trong thời gian ngắn mà nhiều người đã biết nhận mặt chữ gần hết.
Đại úy Phan Văn Toàn cho biết: Thấy được lợi ích thiết thực nên các bà, các chị đã đi học hết sức đều đặn và đúng giờ, lớp học bắt đầu từ 19h nhưng có nhiều chị đã đến từ rất sớm. Mặc dù thường xuyên mất điện nhưng chị em vẫn đi học đầy đủ. Mới chỉ trong thời gian ngắn mà nhiều người đã nhận biết gần hết mặt chữ . Ảnh: Hồ Phương
Để giúp người dân trên địa bàn biết chữ ngoài việc vận động con em đến trường của các cấp các ngành trên địa bàn, phía chính quyền huyện, xã cùng một số đơn vị đóng trên địa bàn đã tổ chức nhiều lớp học xóa mù và tái xóa mù cho người dân, đặc biệt đối với bộ phận những chị em phụ nữ.
Để giúp người dân trên địa bàn biết chữ, ngoài việc vận động con em đến trường của các cấp, các ngành trên địa bàn, phía chính quyền huyện, xã cùng một số đơn vị đóng trên địa bàn đã tổ chức nhiều lớp học xóa mù và sau xóa mù chữ cho người dân, đặc biệt đối với chị em. Ảnh: Hồ Phương
Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, việc để con em bị mù chữ hết sức nguy hiểm, nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khác đặc biệt là trình độ dân trí. Vì thế phía huyện luôn quan tâm và đặt vấn đề này lên hàng đầu. Trong những năm qua đã có nhiều lớp học được các đơn vị mở trên địa bàn giúp cho người dân các đồng bào dân tộc tiếp cận được con chữ là tiếp cận với văn minh, với sự phát triển của xã hội. Dễ hơn trong việc phổ biến các chính sách nhà nước, quy định của pháp luật, đời sống mỗi ngày một nâng cao hơn.
Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Trong những năm qua đã có nhiều lớp học được các đơn vị mở trên địa bàn giúp cho người dân các đồng bào dân tộc tiếp cận được con chữ, là tiếp cận với văn minh, với sự phát triển của xã hội. Từ đó, dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Với hy vọng đời sống đồng bào vùng dân tộc nói chung, chị em nói riêng ngày một đổi thay. Ảnh: Hồ Phương

tin mới

Tin buồn

TIN BUỒN

(Baonghean.vn) - Thị ủy-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Cái khó của bà đỡ ở vùng cao xứ Nghệ

Cái khó của bà đỡ ở vùng cao xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Ở những huyện vùng cao Nghệ An, có một cái nghề tưởng chừng như đã không còn, đó là những phụ nữ chuyên đi đỡ đẻ. Dù không có bất cứ một khoản chi phí nào từ việc đỡ đẻ, nhưng khi được gọi, các chị lại lên đường.

Chuyện nghề dạy lái ô tô

Chuyện nghề dạy lái ô tô

(Baonghean.vn) - “Lái xe là đặt một chân vào ranh giới sinh tử cho mình và người khác” - đây là quan điểm của rất nhiều giáo viên dạy lái. 

Nhiều thông điệp ý nghĩa từ cán bộ, nhân viên Tập đoàn TH đã được chia sẻ tại sự kiện như: Mọi người đều được bình đẳng về quyền và cơ hội. Ảnh: Đình Tuyên.

Thông điệp từ ngày hội ‘Tô cam cùng TH’

(Baonghean.vn) - Đúng vào ngày 25/11 - Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, Tập đoàn TH, Quỹ Vì tầm vóc Việt, Viện Phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ  tổ chức sự kiện truyền thông "Tô cam cùng TH 2023".

Phim tài liệu: Pù Hoạt - Nơi tình rừng mãi xanh

Phim tài liệu: Pù Hoạt - Nơi tình rừng mãi xanh

(Baonghean.vn) - Sự kiến tạo của địa chất, sự biến thiên của lịch sử từ hàng triệu năm trước đã tạo nên một Pù Hoạt, một Phà Ca Tủn như chạm đến trời xanh – đó là niềm kiêu hãnh, là biểu tượng cho sự vững chãi, trường tồn qua không gian, thời gian.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Những điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách Bảo hiểm y tế

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Những điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách Bảo hiểm y tế

(Baonghean.vn) -Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Nghị định số 75).

Danh sách 14 đại biểu Công đoàn Nghệ An tham gia Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Danh sách 14 đại biểu Công đoàn Nghệ An tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

(Baonghean.vn) - Đại diện cho ý chí nguyện vọng của hơn 171 ngàn đoàn viên người lao động, đoàn đại biểu Công đoàn Nghệ An gồm 14 thành viên, do đồng chí Kha Văn Tám - Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn. 

Tiếp nhận 721 đơn vị máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023 ở Nam Đàn

Tiếp nhận 721 đơn vị máu tại Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023 ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) -Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946-23/11/2023), ngày 22/11, Trung tâm Huyết học- Truyền máu tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện đoàn Nam Đàn tổ chức chương trình Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2023.