Rộ tin Triều Tiên dọa giáng 'bão hạt nhân' chống Trung Quốc

Daily NK, trang  tin chuyên đưa tin về Triều Tiên ngày 31/3 đăng tải một tài liệu được cho là học thuyết mới về chính sách của Triều Tiên đối với Trung Quốc. Tài liệu này được Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên công bố với người dân nước này vào ngày 10/3.
Tên lửa Triều Tiên.
Tên lửa Triều Tiên.
Tài liệu có nhan đề: "Tất cả đảng viên và người lao động phải tham gia nghiền nát sức ép từ Trung Quốc với sức mạnh của một cơn bão hạt nhân vì sự phản bội của Trung Quốc". 
Theo bản dịch được đăng tải, Triều Tiên dưới sự chỉ huy của lãnh đạo Kim Jong-un nay đã tự tin đứng vào hàng ngũ các quốc gia hạt nhân, được trang bị bom nhiệt hạch và nhiều loại bom hạt nhân được thu nhỏ khác. "Thật sốc khi Trung Quốc đã vội vã tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, tỏ ra lo lắng rằng vị thế thống trị của mình ở Đông Bắc Á sẽ bị thách thức", tài liệu viết.
Tài liệu này còn viết rằng trước tình hình hiện nay, Triều Tiên lệnh cho mọi thành viên của đảng Lao động cũng như người dân phải đứng lên chống lại âm mưu thù địch của Trung Quốc đối với Triều Tiên, bằng các hành động về chính trị, quân sự và kinh tế ở Đông Bắc Á. 
Bản sao tài liệu được Daily NK đăng tải.
Bản sao tài liệu được Daily NK đăng tải.
Chuyên gia Lee Young Hwa, giáo sư tại trường Đại học Kansai (Nhật Bản) là người đã cung cấp bản sao tài liệu này cho Daily NK. Giáo sư Lee nói rằng  tài liệu của Triều Tiên công khai chỉ trích Trung Quốc và giờ đây đã coi Trung Quốc là một nước thù địch như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc sử dụng cụm từ "bão hạt nhân" cho thấy Bình Nhưỡng đang đe dọa Bắc Kinh với chính sự khiêu khích hạt nhân và tên lửa của mình, theo ông Lee.
Mặc dù vậy, NK News ngày 1.4 dẫn nhận định của một số nhà quan sát cho rằng tài liệu trên có thể là giả. Ông Cha Du-hyeogn, người từng là thư ký của cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu trên vì nó thiếu sự cụ thể liên quan đến quyền tác giả. 
"Mặc dù tài liệu này xuất hiện vào thời điểm đáng tin nếu xét theo tình hình hiện tại, nhưng nó chỉ ghi tác giả là một lãnh đạo đảng. Nếu thực sự đây là bản viết tay của một nhân vật quan trọng nào đó thì nó cần có địa điểm và chữ ký của người viết", ông Cha nói.
Ông Cha cho rằng nội dung tài liệu của Triều Tiên sẽ có thể là nhấn mạnh sự đoàn kết dân tộc, không phụ thuộc vào Trung Quốc hơn là nhắm đến Bắc Kinh với vị trí một kẻ thù. Hơn nữa, ông nhận thấy tài liệu trên là một bản viết tay chứ không phải bản đánh máy nên ông càng tin là tài liệu này không có tính xác thực, hoặc nếu có thì chỉ là do một tài liệu thô sơ chứ không phải của lãnh đạo Triều Tiên.
Một nguồn tin khác ở Trung Quốc cũng có nhận định tương tự khi nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu trên. Nguồn tin này cho rằng tài liệu thiếu những thông tin về nhóm mục tiêu cũng như mục đích rõ ràng. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói ông không hay biết gì về tài liệu nói trên.
Những thông tin trên được đưa ra khi Trung Quốc thời gian gần đây bày tỏ sự đồng thuận về việc trừng phạt Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Mới ngày 31/3, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở thủ đô Washington, hai bên đã thống nhất lập trường ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Thanhnien.vn

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.