Tiếp tục đẩy mạnh việc thanh tra loại bỏ "hiện vật lạ" khỏi di tích

 Bộ VHTT&DL vừa có công văn yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra, kiên quyết loại bỏ ra khỏi di tích các "hiện vật lạ"
Ngày 19/01/2016, Bộ VHTT&DL đã có Công văn số 154/BVHTTDL-MTNATL gửi các Sở VHTT&DL các tỉnh/thành; Sở Văn hoá Thể thao các tỉnh/thành về việc tiếp tục triển khai Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08/8/2014 về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam” nhằm lành mạnh môi trường thẩm mỹ của cộng đồng, giữ gìn truyền thống và tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
 Di dời sư tử đá ngoại lai ra khỏi đình làng tại làng nghề Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội)
Di dời sư tử đá ngoại lai ra khỏi đình làng tại làng nghề Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội)
Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao các tỉnh/thành tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra, kiên quyết loại bỏ ra khỏi di tích các hiện vật không có trong danh mục xếp hạng của di tích, thực hiện nghiêm túc Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo.
Bộ cũng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao các tỉnh/thành tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông  đẩy mạnh tuyên truyền vận động để mọi tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không sử dụng các sản phẩm, biểu tượng, linh vật ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Bộ đề nghị các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao các tỉnh/thành gửi báo cáo công tác triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL (từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015) về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước ngày 30 tháng 01 năm 2016. Báo cáo gửi kèm danh mục biểu tượng, linh vật ngoại lai, đồ vật trưng bày sai quy định tại các di tích đã xếp hạng mà chưa di dời được; nêu rõ các vấn đề vướng mắc khi triển khai thực hiện. Báo cáo gửi về Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, 38 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội. Email:  mythuatnhiepanh@gmail.com ; Điện thoại: 04. 37342261.
Tình hình thực hiện công văn 2662 sau hơn 1 năm triển khai
Trước thực trạng sử dụng, bày đặt các hiện vật, linh vật không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam tại không gian công cộng và một số di tích. Ngày 08 tháng 8 năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Sau hơn 01 năm triển khai Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL, việc thay thế, di dời các linh vật không phù hợp đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông, góp phần làm thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân trong việc sử dụng các sản phẩm, biểu tượng, linh vật khi trưng bày, cung tiến, cũng như nâng cao ý thức trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ và luật pháp liên quan đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá.
.
Trong ảnh, hai điểm khoanh đỏ là nơi Đông Miếu đã từng đặt đôi sư tử đá. Theo ông Hoàng Ngũ, 73 tuổi, hiện làm Thủ từ của Đông Miếu cho biết, đôi sư tử đã được di dời từ hôm 1/11 (tức 9/9 âm lịch). Ông Ngũ cũng mong muốn nhận được sự hướng dẫn xử lý cụ thể từ phía chính quyền chứ nếu vứt đi hay đập bỏ thì thật lãng phí.
Tại nhiều địa phương trong cả nước, cộng đồng người dân đã tự giác di dời, gỡ bỏ các sản phẩm, biểu tượng, linh vật... trưng bày không phù hợp trong di tích, thực hiện đúng Luật Di sản văn hóa. Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai rà soát, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Di sản văn hoá ở các di tích. 
Hoạt động sản xuất, buôn bán các sản phẩm biểu tượng, linh vật ở các làng nghề truyền thống đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Tại các làng nghề, người thợ đã có ý thức trong việc tìm hiểu văn hóa truyền thống, không sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước sản phẩm, biểu tượng, linh vật theo mẫu ngoại lai. Nhiều cơ sở chế tác đã tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ phù hợp với truyền thống Việt Nam. Nhiều đơn vị, cá nhân đã nhiệt tình tham gia công tác sưu tầm, nghiên cứu, tạo các sản phẩm, biểu tượng, linh vật mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Theo VOV.VN

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.