Tộc người Đan Lai: Đi không được, ở cũng chẳng xong

(Baonghean.vn) - Mặc dù đề án bảo tồn được phê duyệt từ hơn 10 năm nay, trong đó phần lớn các hộ dân ở hai bản Cò Phạt và bản Búng sẽ được chuyển về nơi ở mới nhưng hiện nay vẫn còn hơn 230 hộ sống trong cảnh "đi không được, ở cũng chẳng xong".

Bộ tộc Đan Lai là một nhóm người nhỏ, khoảng 3.000 người sinh sống ở huyện Con Cuông, trong đó chủ yếu ở hai bản Cò Phạt và bản Búng. Đây là hai bản trong vũng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, biệt lập với các bản làng khác. Trước tình trạng bị cô lập, nguy cơ suy thoái giống nòi
Tộc người Đan Lai là một nhóm người nhỏ, khoảng 3.000 người sinh sống ở huyện Con Cuông, trong đó chủ yếu ở hai bản Cò Phạt và bản Búng. Đây là hai bản trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, biệt lập với các bản làng khác. Trước tình trạng bị cô lập, nguy cơ suy thoái giống nòi, tháng 12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An". Trong ảnh: Một góc ở bản Búng, xã Môn Sơn. Ảnh. Tiến Hùng.
Thời điểm đề án được phê duyệt, ở hai bản này mới chỉ có 176 hộ sinh sống. Theo đề án, 146 hộ sẽ được di dời đến nơi ở mới tại xã Thạch Ngàn.
Thời điểm đề án được phê duyệt, ở hai bản này mới chỉ có 176 hộ sinh sống. Theo đề án, 146 hộ sẽ được di dời đến nơi ở mới tại xã Thạch Ngàn, 30 hộ còn lại sẽ tiếp tục sinh sống ở bản Cò Phạt với mục đích phát triển du lịch sinh thái, khai thác đặc trưng văn hóa.... Đề án có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 64 tỷ đồng. Tiến độ đề án thực hiện trong 3 năm, từ 2007 đến 2009. Năm 2007, 42 hộ được đưa ra bản tái định cư Thạch Sơn, Thạch Ngàn. Những hộ còn lại hớn hở chờ ngày được ra nơi ở mới, nhưng từ đó đến nay, đề án này dường như bị "treo", không còn một hộ nào được di dời. Ảnh: Tiến Hùng
Ở lại trong rừng, hiện nay số hộ đã lên tới hơn 230 với gần 1.000 nhân khẩu.
Ở lại trong rừng, hiện nay, số hộ đã lên tới hơn 230 với gần 1.000 nhân khẩu. Những người này hiện phải sống trong cảnh "đi không được, ở cũng chẳng xong", bởi khu vực này thuộc vùng lõi vườn quốc gia. Những cặp vợ chồng mới cưới muốn dựng nhà cũng không được vì không biết lấy đâu ra gỗ và đất. "Họ sinh sống nhiều đời từ trong này rồi, vườn quốc gia thì mới thành lập nhưng khi đo đạc lại lấy luôn đất của người dân cho vào bản đồ. Bây giờ sinh sống, canh tác của người dân rất cực khổ. Ruộng thì ít, đi hái măng kiểm lâm cũng không cho", ông Lương Viết Tùng, Chủ tịch UBND xã Môn Sơn nói. Ảnh: Tiến Hùng
Theo ông Tùng, người dân ở các bản này hiện nay sống chủ yếu dựa vào trợ cấp và từ các đoàn từ thiện thi thoảng ghé thăm. Chính quyền xã đang có mong muốn kiến nghị với Vườn Quốc gia Pù Mát trả lại khu vực này cho xã quản lý để xã giao cho dân.
Theo ông Tùng, người dân ở các bản này hiện nay sống chủ yếu dựa vào trợ cấp và từ các đoàn từ thiện thi thoảng ghé thăm. Chính quyền xã đang có mong muốn kiến nghị với Vườn Quốc gia Pù Mát trả lại khu vực này cho xã quản lý để xã giao cho dân. Trong ảnh: Người dân Đan Lai vào rừng chặt chuối về làm thức ăn nhưng phải lén lút vì sợ lực lượng kiểm lâm. Ảnh: Tiến Hùng
đan
Trong khi việc di dời bị ngưng trệ, gần 2 năm trước, đường dây điện dài hơn 20 km được kéo từ trung tâm xã Môn Sơn vào hai bản này. Dây điện được kéo đến từng hộ dân, mỗi hộ được tặng một bóng đèn và ổ cắm. Tuy nhiên, mặc dù đã hoàn thành từ lâu nhưng điện đến nay vẫn chưa được đóng. Ảnh: Tiến Hùng
kk
Nhiều gia đình thấy điện đã kéo về nhà, hí hửng về xuôi mua ti vi, nhưng đến nay tivi đã hỏng, mà điện vẫn chưa có. Ảnh: Tiến Hùng
k
Người dân Đan Lai hiện nay vẫn phải "ngăn suối đón văn minh" bằng máy phát điện gia đình. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ hoặc mùa cạn, những "cỗ máy" này không thể hoạt động. Ảnh: Tiến Hùng
j
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đang là vấn nạn ở các bản này. Chị Lê Thị Xuân ở bản Bùng năm nay mới 29 tuổi nhưng đã có đến 5 đứa con. Xuân lấy chồng từ khi chưa đầy 15 tuổi. Xuân cho rằng, phụ nữ ở đây 18 tuổi chưa lấy chồng là ế. Sau khi kết hôn, Xuân vẫn phải sống chen chúc trong gia đình chồng. "Ở đây gỗ không cho khai thác làm nhà, mà muốn mua xi măng từ dưới xuôi lên cũng đắt. Vì đường bộ không chở được, phải thuê ca nô mất 5 tiếng mới ra đến nơi. Chở 3 bao hết 1,5 triệu đồng" - Xuân nói. Ảnh: Tiến Hùng
h
Tộc người Đan Lai, theo các già làng, có gốc gác từ miền xuôi, nay là huyện Thanh Chương. Khoảng 3.00 năm trước, họ sống chung trong một xóm. Trong một lần họp làng, xóm này được vị chánh tổng giao phải vào rừng chặt 100 cây nứa vàng và một chiếc thuyền độc mộc liền chèo. Không biết tìm đâu, sợ bị thảm sát, họ cùng nhau nửa đêm chạy vào rừng. Chạy mãi đến tận thượng nguồn sông Giăng. "Hồi xưa sống du canh du cư, cứ dựng lán bằng lá cây, khi nào lá chuyển qua màu vàng lại dời đi nơi khác. Sống trong rừng nhiều thú dữ, lại sợ quan quân truy đuổi nên tổ tiên chúng tôi phải ngủ ngồi. Cả bộ tộc mỗi tối tụ tập quanh bếp lửa rồi lấy khúc gỗ có ngàm dựa vào cằm ngủ" - ông Lê Văn Khai (59 tuổi), nói. Hiện nay, các mối đe dọa không còn,  người Đan Lai đã bỏ thói quen ngủ ngồi. Ảnh: Tiến Hùng
t
Trong khi người dân ở hai bản Cò Phạt và bản Búng đang phải sống chật vật, chờ ngày ra nơi ở mới, thì cách đó hơn 50 km, khu tái định cư Kẻ Tắt đang hư hỏng nặng trong nhiều năm qua. Khu này với 35 ngôi nhà và nhiều công trình phụ trở dành cho người Đan Lai, được khởi công từ năm 2012. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành được khoảng 70% thì ngừng, khiến toàn bộ khu vực trở nên hoang lạnh. Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng ban quản lý các dự án huyện Con Cuông, cho hay đơn vị đang chờ ngân sách để thực hiện việc di dời. Số tiền này ước tính khoảng 6 tỷ đồng cho việc hỗ trợ người dân trong vòng một năm. Ảnh: Tiến Hùng

 Tiến Hùng

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.