'Trầm tích' dãy Đại Huệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Cùng với dãy Thiên Nhẫn ở phía Nam, dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc và phía Đông đã góp phần tạo nên “trùng lai danh thắng địa” cho vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của bao danh nhân nổi tiếng. Từ bao đời, dãy Đại Huệ là “điểm tựa” của cư dân quanh vùng, cũng là nhịp cầu nối kết dòng chảy quá khứ - hiện tại và tương lai.

Nhịp sống yên bình

Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi thường rủ một vài người bạn tạm rời thành Vinh, ngược lên theo Quốc lộ 46 rồi rẽ vào tuyến đường chạy dọc theo chân núi Đại Huệ thuộc huyện Nam Đàn. Chặng đường khoảng 20 km nhưng chứa đựng bao điều thú vị, đủ để cảm nhận và tìm thấy giờ phút bình yên, được “sống chậm” sau những ngày lo toan, tất bật.

Bởi một điều rất đơn giản, về nơi đây, với thôn, xóm của Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, với cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi rau xanh mượt, vườn cây trĩu quả, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang, bao ưu tư, muộn phiền như được rũ bỏ.

Dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc huyện Nam Đàn. Ảnh: Quốc Đàn

Dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc huyện Nam Đàn. Ảnh: Quốc Đàn

Về nơi đây, gặp gỡ những con người hiền lành, chất phác, tiếng nói và nụ cười của họ khiến ta có cảm giác rất đỗi thân quen, như được về với người thân, họ hàng để chia sẻ những vui, buồn cuộc sống. Hay để ăn bánh đúc chấm tương, món ăn dân dã có từ bao đời, ta có cảm giác được về với ký ức tuổi thơ lam lũ nhưng cũng rất đỗi trong trẻo, ngọt ngào.

Những ngày cuối Thu, đầu Đông này, trong cái nắng hanh hao, nhiều người đang tìm về với những vườn hồng dưới chân dãy Đại Huệ thưởng thức hương thơm, trái ngọt và thi nhau check-in để có được những bức ảnh độc đáo. Riêng xã Nam Anh có hơn 100 ha cây hồng, thời điểm này đang bước vào chín rộ. Những vườn hồng bên sườn núi Đại Huệ óng ánh sắc vàng, đỏ, gợi lên sự ấm áp, đủ đầy và cuộc sống tươi vui.

Những vườn hồng trên sườn núi Đại Huệ. Ảnh: Sách Nguyễn

Những vườn hồng trên sườn núi Đại Huệ. Ảnh: Sách Nguyễn

Thổ nhưỡng nơi đây hợp với cây hồng, xưa nay loài cây này luôn bén rễ và không ngừng sinh sôi, phát triển, thứ hồng giòn, ngọt này luôn được người dân khắp nơi ưa chuộng. Có những cây hồng cổ thụ gần trăm năm tuổi, thân cây xù xì, cành bám đầy rêu, đến mùa vẫn trĩu quả chín vàng, góp cho đời những ánh sao…

Những vườn hồng đã mang lại cho bà con xã Nam Anh nguồn thu kha khá vào dịp cuối năm. Gần đây, huyện Nam Đàn đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, những vườn hồng đẹp dưới chân núi Đại Huệ trở thành điểm đến thú vị.

Khách du lịch trải nghiệm vườn hồng ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Sách Nguyễn

Khách du lịch trải nghiệm vườn hồng ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Sách Nguyễn

Nhiều nhóm du khách tìm về đây với mong muốn được thưởng thức hương vị tại gốc, đặc biệt hơn là lưu lại những khoảnh khắc đẹp trên hành trình trải nghiệm. Nhờ đó, người dân có được nguồn lợi “kép”, vừa có thu nhập từ thu hoạch quả, vừa có nguồn thu dịch vụ tham quan.

Gần 10 năm trước, chúng tôi có dịp gặp gỡ cụ Bùi Danh Ba - cán bộ tiền khởi nghĩa ở xã Nam Thanh (nay đã mất), được nghe cụ kể nhiều thông tin về núi Đại Huệ. Trong ký ức của bậc lão thành ấy, dãy Đại Huệ là những cánh rừng trùng điệp, rậm rạp, có nhiều gỗ quý, nhiều loại động vật có giá trị, có cả chim quý như công và phượng hoàng. Các đồi, núi, khe, suối là chốn trú ngụ của các loài chim, cò, cói, sáo, vạc…

Dưới chân núi Đại Huệ có những cây hồng cổ thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Sách Nguyễn

Dưới chân núi Đại Huệ có những cây hồng cổ thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Sách Nguyễn

Dưới lòng đất đồi có mỏ đá ong, là loại vật liệu xây dựng có giá trị, nhất là thời kỳ vật liệu xi măng còn vô cùng hiếm và đắt. Những tài nguyên ấy đã giúp cho cộng đồng dân cư dọc chân núi Đại Huệ sinh sống và phát triển từ đời này qua đời khác, cho cuộc sống thôn, xóm no ấm, đủ đầy.

Vọng mãi ngàn xưa

Núi Đại Huệ còn được biết đến là nơi ẩn chứa những nét “trầm tích” văn hóa và hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi để Nam Đàn trở thành vùng quê “địa linh - nhân kiệt”. Dọc theo dãy núi có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Đại Tuệ (Nam Anh), chùa Vĩnh Phúc (Nam Xuân) và chùa Viên Quang (Nam Thanh) là nơi để người dân gửi gắm đời sống tâm linh và hướng thiện.

Tiếng chuông chùa ngân vang trong sương sớm điểm tô cho cuộc sống yên bình, để cõi lòng thêm lắng đọng, cho tấm lòng từ bi của Đức Phật mãi tỏa sáng và lan xa…

Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) tọa lạc trên dãy Đại Huệ. Ảnh: Lê Quang Dũng

Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) tọa lạc trên dãy Đại Huệ. Ảnh: Lê Quang Dũng

Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên đỉnh núi Đại Huệ và gắn liền với nhiều đời vua chúa nước Nam, khởi nguồn là Vua Mai Hắc Đế. Tương truyền, chùa Đại Tuệ do Vua Mai xây dựng để cảm tạ công ơn Phật, Thánh trong công cuộc đánh đuổi quân đô hộ phương Bắc. Đến đầu thế kỷ XV, nhà Hồ đã tôn tạo chùa để tạ ơn Đức Phật Mẫu Đại Tuệ.

Năm 1788, khi ba quân tướng sĩ hành quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã dừng chân ở dãy Đại Huệ và lên chùa Đại Tuệ dâng hương nguyện cầu. Sau này, khi thắng trận, lên ngôi Hoàng đế, Vua Quang Trung đã lên chùa tạ ơn và hạ lệnh trùng tu chùa Đại Tuệ.

Nhà thơ Bùi Huy Bích (1744-1818) là một danh sĩ đất Hà Thành, giữ chức Tham tụng dưới thời Vua Lê - Chúa Trịnh, từng làm chức Hiệp trấn Nghệ An kiêm thụ lĩnh chức tham chính và có tác phẩm “Nghệ An thi tập”.

Những năm công cán ở Nghệ An, ông từng lên núi Đại Huệ dạo chơi, ghé thăm chùa Đại Tuệ và ứng tác những vần thơ về thắng cảnh nổi tiếng này: “Đá nhỏ xếp vòng tới đỉnh cao/Đất trời với vợi dạ nao nao/Trời giăng rặng núi như xòe cánh/Đất nắn dòng sông giống uốn câu/Đường núi xuyên cây, sư khinh hổ/Roi tre gánh cỏ, trẻ lùa trâu/Rất yêu giếng đá luôn đầy nước/Sâu chỉ bằng lu múc hết đâu”.

Du khách tham quan mộ Bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh. Ảnh: Quốc Đàn

Du khách tham quan mộ Bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh. Ảnh: Quốc Đàn

Những câu thơ của Bùi Huy Bích đã khắc họa vẻ đẹp nguyên sơ và vẽ nên nét linh thiêng của núi Đại Huệ. Phong cảnh bao la, hùng vĩ cùng vẻ thơ mộng hiện ra như một bức tranh thủy mặc, bên cạnh là nhịp sống đời thường rất mực thân quen với đám trẻ, đàn trâu, giếng nước. Cảnh và người đan cài, hòa quyện vào nhau làm cho bức tranh núi Đại Huệ thêm phần tươi sáng và ấm áp.

Ngày nay, chùa Đại Tuệ đã được trùng tu, xây dựng bề thế, trở thành điểm du lịch tâm linh nổi bật của xứ Nghệ. Năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đi thăm Myanmar được tặng Xá lợi Phật, ông xin phép Chính phủ thỉnh Xá lợi về tôn trí và thờ phụng tại chùa Đại Tuệ. Ngôi chùa cổ trên đỉnh thiêng Đại Huệ được đón nhận bảo vật quý giá này đã tạo nên thắng duyên cho người con Đức Phật trong và ngoài tỉnh hành hương về chiêm bái.

Năm 2017, chùa Đại Tuệ được cung nghinh Phật ngọc hòa bình thế giới về tôn trí, triển lãm và phụng thờ hơn 30 ngày để các tín đồ, phật tử, nhân dân và du khách chiêm bái. Vào dịp đầu năm, nhà chùa tổ chức Lễ khai bút, là hoạt động tôn vinh trí tuệ và sự hiếu học, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan.

Thêm một điều đặc biệt khẳng định nét linh thiêng của núi Đại Huệ, khi nơi đây trở thành chốn yên nghỉ của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi qua đời và được an táng tại Huế, năm 1922, bà Hoàng Thị Loan được con gái Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại Làng Sen (Kim Liên); đến năm 1942, được con trai cả Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên an táng tại núi Động Tranh, một ngọn núi thuộc dãy Đại Huệ.

Khách du lịch tham quan núi Đại Huệ. Ảnh: Sách Nguyễn

Khách du lịch tham quan núi Đại Huệ. Ảnh: Sách Nguyễn

Ngôi mộ nằm ở lưng chừng dãy núi, từ đây có thể bao quát một vùng sông, núi, đồng, bãi và làng mạc quê hương. Mộ bà Hoàng Thị Loan đã được xây dựng khang trang, trở thành điểm tham quan, tưởng nhớ và tri ân của đồng bào khắp mọi miền trong cuộc hành hương về quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể nói, dãy Đại Huệ như bức tường thành đồ sộ án ngữ phía Bắc của huyện Nam Đàn làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hùng vĩ và tươi đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đồng thời, chứa đựng những vỉa tầng văn hóa truyền thống và nét linh thiêng, góp phần tạo dựng cho vùng đất này một mạch nguồn văn hiến.

tin mới

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

Xúc động ca khúc 'Nhớ về Truông Bồn'

(Baonghean.vn) - Những giai điệu đầy xúc động của bài hát 'Nhớ về Truông Bồn' (Sáng tác: NSND Tiến Dũng) đã để lại nhiều dấu ấn trong chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh Hùng' diễn ra tối 29/10 vừa qua.

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

Chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng trên không tại Chương trình nghệ thuật 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng'

(Baonghean.vn) - Một điểm nhấn tại Chương trình 'Truông Bồn - Dấu chân Anh hùng' là màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái, xếp hình các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm, tượng trưng cho hàng vạn chiến sỹ anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

Những hình ảnh tuyệt đẹp về công trình giao thông hơn 4.600 tỷ đồng 'mở toang cánh cửa' hướng ra biển ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tuyến đường ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh, giảm lưu thông trên Quốc lộ 1A...

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

Trải lòng của cô giáo cắm bản chốn thâm sơn Nậm Tột

(Baonghean.vn) - Đối diện với nhiều gian khó, nhưng với lòng yêu nghề, vì sự phát triển của bản làng, các cô giáo cắm bản ở điểm trường Nậm Tột thuộc Trường Mầm non xã Tri Lễ đã vượt qua những cung đường hiểm nguy, gian nan vất vả, lan toả niềm tin và tình yêu tới các em nhỏ ở chốn thâm sơn. 

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

Người Khơ Mú đan lát để thoát nghèo

(Baonghean.vn) - Người Khơ Mú được xem là một trong những “ông tổ” của nghề đan lát. Những vật dụng được cộng đồng người Khơ Mú ở bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) làm ra vốn chỉ để dùng sinh hoạt trong gia đình, nay đã trở thành hàng hóa giúp cả bản thoát nghèo.

Vinh đó trong thơ...

Vinh đó trong thơ...

(Baonghean.vn) - Với 35 áng thơ gọn gàng, đằm thắm, đôn hậu, đọc “Vinh đó trong tôi”, bạn đọc bình thường vẫn có thể ngẫm ra điều này: Thì đấy, viết về Vinh không nhất thiết cứ phải có “giấy khai sinh” ở Vinh.

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

Bánh gói - thức quà chiều dân dã của người Vinh

(Baonghean.vn) - Được làm từ những nguyên liệu dân dã, bánh gói là thức quà chiều quen thuộc đối với nhiều người. Hương vị mộc mạc trong từng chiếc bánh, đượm hương vị của đồng quê đã in sâu vào ký ức của nhiều người con thành Vinh.

Hàng bánh mướt

Hàng bánh mướt 6 đời trên phố

(Baonghean.vn) - Bánh mướt là món ăn gắn bó lâu đời với người dân xứ Nghệ, là nét ẩm thực dân dã như tính cách cần cù, giản dị của con người nơi đây. Ai đi qua thành Vinh, thưởng thức đĩa bánh mướt nóng hổi sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng nhưng rất đỗi thân thuộc của món ăn này.

Cửa Lò trong mắt một ‘ông Tây’

Cửa Lò trong mắt một 'cư dân ngoại quốc'

(Baonghean.vn) - Hơn 3 năm sinh sống và làm việc tại Cửa Lò, ông Kent Wallace xem thị xã biển này như quê hương thứ 2 của mình. Hãy cùng Báo Nghệ An theo chân "cư dân ngoại quốc" đặc biệt này khám phá những điều đáng yêu, thú vị của phố biển quê hương. 

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

Trên quê hương vị trung thần Nguyễn Xí

(Baonghean.vn) - Tinh thần đoàn kết, hết lòng xây dựng quê hương là một trong những điều đáng tự hào của những người dân xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc - quê hương của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Trải qua bao thế hệ, tinh thần đó đến nay vẫn được gìn giữ, tiếp nối và phát huy.

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

Khí thế mới trên quê hương Diễn Châu

(Baonghean.vn) -Tháng 8, chúng tôi tìm về những vùng đất, di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Diễn Châu; chứng kiến khí thế chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9/2023, hiểu thêm về mảnh đất giàu truyền thống yêu nước đang từng ngày thay da đổi thịt này...

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...