Tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động hồi hương

(Baonghean.vn) - Trở về địa phương sau đợt “chạy dịch” lịch sử, hàng ngàn lao động khắp các địa phương trong tỉnh đứng trước nguy cơ thiếu việc làm. Chính vì thế, ngay từ thời điểm này, chính quyền địa phương cũng đã gấp rút trong việc liên hệ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Áp lực tìm việc

Anh Lầu Bá Lầu trú tại bản Tham Pạng, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, trở về từ Bình Phước vẫn chưa hết “hoàn hồn”. Vào Bình Phước theo anh em bạn bè cách đây gần 2 năm, anh Lầu xin được một công việc tại xưởng lắp ráp thiết bị điện tử. Khi dịch bệnh bùng phát, lúc đầu anh cùng với nhiều người trong xã cố gắng bám trụ, nhưng do không thể đi làm được, cộng với nguy cơ mắc bệnh trong khu nhà trọ rất cao, cuối cùng anh quyết định chạy xe máy theo bạn bè về quê.

Anh Lầu chia sẻ “biết là về quê thì gần bố mẹ, an tâm phần nào, nhưng việc làm không có, mùa này nương rẫy cũng không làm gì. Đợi tình hình dịch bệnh ổn định thì ăn Tết xong em sẽ đi tìm việc làm. Em vẫn mong tìm được việc làm ở quê còn hơn phải đi xa, nhưng nếu không có việc thì cũng đành phải đi chứ không có cách nào khác”.

Anh Và Bá Kỷ trú tại bản Mường Lống 2, xã Mường Lống vừa trở về từ Bình Dương thì khẳng định - “sẽ đi lại chơ, ở nhà thì biết làm gì mà ăn”. Tuy nhiên, anh Kỷ đang băn khoăn giữa việc đi làm trong tỉnh hay là đi làm ở miền Nam hay miền Bắc, và cho biết đợi ăn Tết xong, anh em bạn bè đi làm ở đâu thì mình cũng sẽ đi làm ở đó.

Người lao động từ các tỉnh miền Nam trở về quê tránh dịch. Ảnh: Tiến Đông
Người lao động từ các tỉnh miền Nam trở về quê tránh dịch. Ảnh: Tiến Đông

Theo tổng hợp, tại xã Mường Lống, tính từ đầu năm đến giữa tháng 10/2021, toàn xã có khoảng 500 công dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê. Trong đó đa phần là hộ nghèo và cận nghèo, phải về quê bằng xe máy. Ông Và Chá Xà - Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho biết: Qua nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân thì cơ bản người dân sợ dịch quá nên phải quay về, hơn nữa thời điểm này gần Tết nên người dân cũng chưa muốn đi lại. Nếu ra Tết tình hình dịch ổn định thì họ cũng sẽ đi tìm việc làm.

Được biết, vào cuối tháng 10 vừa qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động tại 21 xã, thị trấn của huyện Kỳ Sơn, trong đó chia ra tổ chức tại các cụm xã như Tà Cạ, Na Ngoi, Chiêu Lưu, Huồi Tụ, Mường Lống và Na Loi.

Ông Lê Hồng Lập - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Tính từ ngày 27/4 đến ngày 12/10, toàn huyện Kỳ Sơn đã có 5.652 công dân trở về từ các tỉnh phía Nam, trong đó chủ yếu là con em đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú. Hiện tại do ở các tỉnh phía Nam đã nới lỏng biện pháp kiểm soát nên người dân không còn về ồ ạt như trước, tuy nhiên dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, số người về sẽ đạt khoảng 7.000 người.

Dù mới trở về quê tránh dịch nhưng rất nhiều người lao động vẫn muốn tiếp tục đi làm trở lại. Ảnh: Tiến Đông
Dù mới trở về quê tránh dịch nhưng rất nhiều người lao động vẫn muốn tiếp tục đi làm trở lại. Ảnh: Tiến Đông
Cũng theo ông Lập, trước tình hình người dân về đông, gây áp lực không nhỏ đến việc giải quyết việc làm, nên từ ngày 26 đến ngày 31/10 vừa qua, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 6 cụm giao dịch việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do tâm lý sợ dịch và vừa trải qua một chuyến đi dài nên người dân vẫn chưa có ý định đi làm. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp may mặc, lắp ráp điện tử từ các tỉnh phía Bắc về tận nơi tư vấn nhưng người dân đăng ký đi ngay rất ít.

Tại huyện Quế Phong, thời gian vừa qua cũng đã có hơn 3.000 lao động trở về từ các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Theo ông Lô Minh Điệp - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Phong, thì hiện tại huyện đang rà soát để nắm tình hình lao động có nhu cầu đi làm trở lại. Sắp tới huyện sẽ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động nói chung và số lao động vừa trở về quê sau các đợt vừa qua.

Chủ động kết nối, tìm kiếm việc làm

Tại huyện Tương Dương, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 3.700 lao động trở về quê tránh dịch. Ngay sau khi lao động về quê, các địa phương trong huyện ngoài việc nắm danh sách, tiến hành cách ly theo đúng quy định, còn tổng hợp, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động. Mới đây địa phương này cũng đã tổ chức buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động trong huyện tại 6 cụm xã. Qua đợt tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm này đã có trên 2.000 lao động quan tâm tham dự, trong đó đã có 200 lao động đăng ký đi làm ngay.

Người lao động tại Kỳ Sơn đến nghe tư vấn, giới thiệu việc làm. Ảnh: Tiến Đông
Người lao động tại Kỳ Sơn đến nghe tư vấn, giới thiệu việc làm. Ảnh: Tiến Đông
Ông Trần Văn Toản - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tương Dương chia sẻ: Dù biết người lao động đang trong tâm trạng lo sợ sau một đợt “chạy dịch” lịch sử, nhưng không vì thế mà chúng tôi ngồi yên. Việc tổ chức tư vấn ngay cho người lao động, ngoài nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ thì còn có thể giúp lao động địa phương có thể tìm kiếm được những cơ hội việc làm tốt hơn so với việc đợi đến ra Tết mới tiến hành.
Cũng nhờ việc kịp thời tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi trở về quê tránh dịch mà chỉ trong một thời gian ngắn, 200 lao động tại huyện Tương Dương đã được 1 công ty may ở Hải Dương nhận vào làm việc với mức lương cứng 9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra người lao động cũng được công ty đón ra làm việc và đến Tết sẽ đưa về quê ăn Tết.

Điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đang rất lớn, điều quan trọng là chính quyền các địa phương cần phải vào cuộc nhanh chóng để kết nối, giới thiệu giúp doanh nghiệp và người lao động tiếp cận được với nhau. Tránh trường hợp khi các tỉnh khác cũng vào cuộc, nhiều vị trí việc làm ổn định đã được đăng ký hết

Ông Trần Văn Toản – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tương Dương

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tính đến thời điểm hiện nay đã có gần 100.000 công dân Nghệ An trở về từ các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các tỉnh phía Nam, trong số này thì có đến 75.000 người trong độ tuổi lao động.

Dù gần tết nhưng và vừa trải qua một cuộc chạy dịch, nhưng vì mưu sinh, nhiều người lao động vẫn muốn tiếp tục lên đường đi làm. Ảnh: Đình Tuân
Dù gần Tết và vừa trải qua một cuộc chạy dịch, nhưng vì mưu sinh, nhiều người lao động vẫn muốn tiếp tục lên đường đi làm. Ảnh: Đình Tuân
Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết: Sau khi công dân về quê tránh dịch Sở cũng đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu việc làm, đồng thời với chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH các huyện bám, nắm danh sách công dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu đi làm để kết nối. Qua tổng hợp từ các huyện thì có 45.000 lao động có nhu cầu đi làm trở lại sau khi dịch ổn định, trong khi đó Sở cũng đã kết nối được 66.000 vị trí việc làm trong tỉnh, ngoại tỉnh và cả xuất khẩu lao động. “Hiện tại đang tiếp tục giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các huyện để triển khai trong thời gian sớm nhất” - ông Hùng cho biết thêm.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có gần 100.000 công dân Nghệ An trở về từ các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các tỉnh phía Nam, trong số này thì có đến 75.000 người trong độ tuổi lao động. Hiện tại có 45.000 lao động có nhu cầu đi làm trở lại sau khi dịch ổn định, trong khi đó Sở LĐ-TB&XH cũng đã kết nối được 66.000 vị trí việc làm trong tỉnh, ngoại tỉnh và cả xuất khẩu lao động.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.