Xem làm ruộng theo kiểu cổ của đồng bào Thái Nghệ An

10/02/2017 08:10

(Baonghean.vn) - Hiện nay, đồng bào Thái ở một số bản thuộc các huyện miền Tây Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong… vẫn đang giữ phương pháp làm ruộng cổ xưa. Thay vì cày bừa như thường thấy, phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng trâu, bò đi lại nhiều lần trong thửa ruộng để làm nhuyễn đất, bà con gọi là “ốn na”.

Ở một số huyện miền núi của Nghệ An như Tương Dương, Quỳ Hợp, Quế Phong... vẫn còn làm ruộng theo hình thức “sơ khai” này. Ảnh Hồ Phương.
Ở một số huyện miền núi của Nghệ An như Tương Dương, Quỳ Hợp, Quế Phong... vẫn còn làm ruộng theo hình thức sơ khai này.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như điều kiện kinh tết, điều kiện địa hình... mà hình thức này vẫn còn tồn tại. Trong ảnh, anh Lô Văn Tứ, bản Khột, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp đang ‘ốn na’. Ảnh Hồ Phương.
Phương pháp làm ruộng này thường diễn ra trên những thửa ruộng bậc thang hoặc khu vực đất dẻo nhiều nước. Trong ảnh, anh Lô Văn Tứ, bản Khột, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp đang "ốn na".
Trên miền núi của Nghệ An không chỉ có người lớn mà những đứa trẻ nhỏ cũng tham gia giúp bố mẹ “ốn na”. Trong ảnh, hai em nhỏ ở bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương đang làm ruộng cho bố mẹ (ảnh chụp 2015). Ảnh Hồ Phương.
Trên miền núi của Nghệ An không chỉ có người lớn mà những đứa trẻ nhỏ cũng tham gia giúp bố mẹ “ốn na”. Trong ảnh, hai em nhỏ ở bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương đang làm ruộng cho bố mẹ.
Những bước đi chậm chạm, mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi khi người dân làm ruộng theo hình thức này.
Những bước đi của trâu, bò được xem như lưỡi cày, bừa trên ruộng.
Một phần do đặc thù về địa hình miền núi khó đưa máy móc vào áp dụng, một phần về điều kiện kinh tế không cho phép, và đặc biệt là do tập tục từ bao đời nay của đồng bào Thái ở những khu vực này. Và đặc biệt, họ nhận thấy việc ‘ốn na’ sẽ làm cho đất được nhuyễn và bùn sâu hơn, giúp cho việc giữ nước tốt hơn.
Một phần do đặc thù về địa hình miền núi và điều kiện kinh tế không cho phép và nhất là tập tục từ bao đời nay của đồng bào Thái nên nhiều nơi vẫn "ốn na" khi đến vụ gieo cấy. Người dân cũng cho hay cách làm này giúp đất nhuyễn sâu hơn, giữ nước tốt hơn.
Sau bước làm nhuyễn, người dân bắt đầu dùng những chiếc cào bằng gỗ để làm bằng.
Sau khi bùn đất nhuyễn, người dân dùng những chiếc cào bằng gỗ để làm mặt bằng.
Những gánh mạ non được chuyển đi đến những thửa ruộng vừa làm bằng xong để cấy. Ảnh Hồ Phương.
Những thửa ruộng đã "ốn na" vừa được cấy xong.
a
Hiện tại, dù hoạt động sản xuất nông nghiệp khu vực miền Tây Nghệ An đã được cơ giới hóa nhưng nhiều nơi bà con vẫn làm ruộng theo phương pháp "ốn na".

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Xem làm ruộng theo kiểu cổ của đồng bào Thái Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO