10 cuộc can thiệp quân sự tai tiếng của Mỹ

(Baonghean.vn) - Sau năm 1945, để phục vụ lợi ích nước lớn của mình, chính quyền Mỹ đã thực hiện hàng chục vụ can thiệp quân sự vào các quốc gia trên thế giới.

Năm 1950, lấy danh nghĩa Liên Hiệp Quốc, liên quân 16 nước do Mỹ cầm đầu đã đưa quân đến can thiệp quân sự tại bán đảo Triều Tiên để cứu nguy cho chế độ Nam Triều Tiên khỏi nguy cơ sụp đổ trước cuộc tấn công của miền Bắc. Họ đã đẩy lùi quân đội miền Bắc đến tận biên giới Trung Quốc, khiến Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để ứng cứu. Cuộc chiến khốc liệt này kết thúc khi hai bên đạt thỏa hiệp ngừng bắn ngày 27/7/1953. Từ đó đến nay, về mặt danh nghĩa, hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Ảnh: Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon, Triều Tiên ngày 15/9/1950.
Năm 1950, lấy danh nghĩa Liên Hợp Quốc, liên quân 16 nước do Mỹ cầm đầu đã đưa quân đến can thiệp quân sự tại bán đảo Triều Tiên để cứu nguy cho chế độ Nam Triều Tiên khỏi nguy cơ sụp đổ trước cuộc tấn công của miền Bắc. Họ đã đẩy lùi quân đội miền Bắc đến tận biên giới Trung Quốc, khiến Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để ứng cứu. Cuộc chiến khốc liệt này kết thúc khi hai bên đạt thỏa hiệp ngừng bắn ngày 27/7/1953. Từ đó đến nay, về mặt danh nghĩa, hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Ảnh: Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon, Triều Tiên ngày 15/9/1950.
Từ sau năm 1945, Mỹ bắt đầu đứng sau ủng hộ và giúp đỡ Pháp xâm lược tái chiếm Việt Nam và sau 1954 thì từng bước hất cẳng và thay chân Pháp, mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn miền Nam, chia cắt đất nước thành hai miền. Điều này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc và hao người tốn của nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kết cục, Mỹ đã thất bại hoàn toàn vào ngày 30/4/1975, khi quân đội Giải phóng tiến về Sài Gòn, thống nhất đất nước sau nhiều thập kỷ bị chia cắt. Ảnh: Người cha Việt Nam ôm xác con - Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1965 của nhiếp ảnh gia Horst Faas.
Từ sau năm 1945, Mỹ bắt đầu đứng sau ủng hộ và giúp đỡ Pháp xâm lược tái chiếm Việt Nam và sau 1954 thì từng bước hất cẳng và thay chân Pháp, mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn miền Nam, chia cắt đất nước thành hai miền. Điều này dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc và hao người tốn của nhất trong lịch sử nước Mỹ. Kết cục, Mỹ đã thất bại hoàn toàn vào ngày 30/4/1975, khi quân đội Giải phóng tiến về Sài Gòn, thống nhất đất nước sau nhiều thập kỷ bị chia cắt. Ảnh: Người cha Việt Nam ôm xác con - Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1965 của nhiếp ảnh gia Horst Faas.
Vào ngày 17/4/1961, dưới sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ và CIA, một đội quân người Cuba lưu vong do Mỹ huấn luyện đã đổ bộ vào vùng vịnh Giron của Cuba nhằm thực hiện một cuộc xâm chiếm, lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Fidel Castro. Cuộc chiến kéo dài đến ngày 19/4, với sự thất bại toàn diện của lực lượng lưu vong. Sự kiện này được coi là một nỗi hổ thẹn lớn của CIA và chính quyền tổng thống John F. Kennedy – người vừa nhậm chức cách đó 4 tháng. Ảnh: Các tù binh bị quân đội Cách mạng Cuba bắt giữ.
Vào ngày 17/4/1961, dưới sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ và CIA, một đội quân người Cuba lưu vong do Mỹ huấn luyện đã đổ bộ vào vùng vịnh Giron của Cuba nhằm thực hiện một cuộc xâm chiếm, lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Fidel Castro. Cuộc chiến kéo dài đến ngày 19/4, với sự thất bại toàn diện của lực lượng lưu vong. Sự kiện này được coi là một nỗi hổ thẹn lớn của CIA và chính quyền tổng thống John F. Kennedy - người vừa nhậm chức cách đó 4 tháng. Ảnh: Các tù binh bị quân đội Cách mạng Cuba bắt giữ.
Từ năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và đảo quốc Grenada đã trở nên căng thẳng do chính quyền Grenada tỏ rõ sự ủng hộ đối với Cuba và Liên Xô. Lấy lý do “bảo vệ an toàn cho công dân Mỹ” và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Cuba tại khu vực Caribe, vào ngày 25/10/1983, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch xâm chiếm Grenada, dựng lên một chính quyền mới thân Mỹ. Cuộc can thiệp của Mỹ bị Đại hội đồng LHQ và nhiều đồng minh phương Tây của Mỹ phản đối. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ tác chiến ở Grenada.
Từ năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và đảo quốc Grenada đã trở nên căng thẳng do chính quyền Grenada tỏ rõ sự ủng hộ đối với Cuba và Liên Xô. Lấy lý do “bảo vệ an toàn cho công dân Mỹ” và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Cuba tại khu vực Caribe, vào ngày 25/10/1983, quân đội Mỹ đã thực hiện chiến dịch xâm chiếm Grenada, dựng lên một chính quyền mới thân Mỹ. Cuộc can thiệp của Mỹ bị Đại hội đồng LHQ và nhiều đồng minh phương Tây của Mỹ phản đối. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ tác chiến ở Grenada.
Do những căng thẳng ngoại giao cùng với mâu thuẫn giữa binh lính Panama và lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại khu vực kênh đào Panama, ngày 20/12/1989, 27.000 quân Mỹ đã xâm lược Panama nhằm lật đổ tổng thống Noriega và đưa Guillermo Endara lên nắm quyền. Ngày 29/12, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu với tỷ lệ 75–20 với 40 phiếu chống lên án cuộc xâm lược như một sự vi phạm trắng trợn vào luật pháp quốc tế. Ảnh: Quân Mỹ tại Panama.
Do những căng thẳng ngoại giao cùng với mâu thuẫn giữa binh lính Panama và lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại khu vực kênh đào Panama, ngày 20/12/1989, 27.000 quân Mỹ đã xâm lược Panama nhằm lật đổ tổng thống Noriega và đưa Guillermo Endara lên nắm quyền. Ngày 29/12, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu với tỷ lệ 75–20 với 40 phiếu chống lên án cuộc xâm lược như một sự vi phạm trắng trợn vào luật pháp quốc tế. Ảnh: Quân Mỹ tại Panama.
Năm 1994, Mỹ lấy danh nghĩa bảo vệ dân chủ đã đem quân vào Haiti lật đổ chính quyền quân sự của tướng Raoul Cédras và đưa nhà cựu độc tài thân Mỹ từng bị phế truất Jean-Bertrand Aristide trở lại nắm quyền. Từ đó, các ngành kinh tế chủ chốt của Haiti đều do các tập đoàn người Mỹ nắm giữ, và ngày nay Haiti là nước nghèo nhất, có mức sống thấp nhất châu Mỹ. Ảnh: Quân Mỹ tác chiến tại Haiti.
Năm 1994, Mỹ lấy danh nghĩa bảo vệ dân chủ đã đem quân vào Haiti lật đổ chính quyền quân sự của tướng Raoul Cédras và đưa nhà cựu độc tài thân Mỹ từng bị phế truất Jean-Bertrand Aristide trở lại nắm quyền. Từ đó, các ngành kinh tế chủ chốt của Haiti đều do các tập đoàn người Mỹ nắm giữ, và ngày nay Haiti là nước nghèo nhất, có mức sống thấp nhất châu Mỹ. Ảnh: Quân Mỹ tác chiến tại Haiti.
Năm 1999, để củng cố cho sự li khai của Kosovo, Mỹ và NATO đã cầm đầu liên quân 13 nước, mở cuộc không kích 78 ngày đêm vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Sau cuộc chiến tranh Kosovo, Mỹ và NATO càng củng cố chắc chắn hơn sự tan rã và chia cắt của Cộng hòa Liên Bang Nam Tư. Ảnh: Một tòa nhà ở thủ đô Belgrade của Nam Tư bị phá hủy do cuộc không kích của phương Tây.
Năm 1999, để củng cố cho sự li khai của Kosovo, Mỹ và NATO đã cầm đầu liên quân 13 nước, mở cuộc không kích 78 ngày đêm vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Sau cuộc chiến tranh Kosovo, Mỹ và NATO càng củng cố chắc chắn hơn sự tan rã và chia cắt của Cộng hòa Liên Bang Nam Tư. Ảnh: Một tòa nhà ở thủ đô Belgrade của Nam Tư bị phá hủy do cuộc không kích của phương Tây.
Năm 2001, với danh nghĩa chống khủng bố sau vụ 11/9, Mỹ đã cầm đầu liên quân 5 nước công kích Afghanistan, đánh bại quân đội Taliban và lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda của thủ lĩnh Osama bin Laden và đưa quân vào đóng giữ tại đất nước Trung Á này. Taliban và Al-Qaeda sau đó rút vào rừng núi Afghanistan tiếp tục cầm cự. Tình hình tại Afghanistan ngày nay vẫn hết sức bất ổn. Ảnh: Lính Mỹ ở Afganistan.
Năm 2001, với danh nghĩa chống khủng bố sau vụ 11/9, Mỹ đã cầm đầu liên quân 5 nước công kích Afghanistan, đánh bại quân đội Taliban và lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda của thủ lĩnh Osama bin Laden và đưa quân vào đóng giữ tại đất nước Trung Á này. Taliban và Al-Qaeda sau đó rút vào rừng núi Afghanistan tiếp tục cầm cự. Tình hình tại Afghanistan ngày nay vẫn hết sức bất ổn. Ảnh: Lính Mỹ ở Afganistan.
Tháng 1/1991, Tổng thống George Bush “cha” đã đưa quân Mỹ cùng 33 quốc gia khác đến Vùng Vịnh thực hiện chiến dịch quân sự để gây sức ép buộc Iraq phải rút quân khỏi Kuwait. Tuy giành chiến thắng nhưng liên quân không lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein. 12 năm sau đó, Tổng thống George Bush “con” đã làm được điều này sau khi đem quân đánh Iraq với lý do Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt – điều chưa bao giờ được chứng minh là sự thật. Ảnh: Thủ đô Badda của Iraq chìm trong khói lửa do bị Mỹ không kích năm 2003.
Tháng 1/1991, Tổng thống George Bush “cha” đã đưa quân Mỹ cùng 33 quốc gia khác đến Vùng Vịnh thực hiện chiến dịch quân sự để gây sức ép buộc Iraq phải rút quân khỏi Kuwait. Tuy giành chiến thắng nhưng liên quân không lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein. 12 năm sau đó, Tổng thống George Bush “con” đã làm được điều này sau khi đem quân đánh Iraq với lý do Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt - điều chưa bao giờ được chứng minh là sự thật. Ảnh: Thủ đô Badda của Iraq chìm trong khói lửa do bị Mỹ không kích năm 2003.
Năm 2011, tận dụng cuộc nổi dậy của phiến quân Libya, Mỹ và NATO đã đưa các lực lượng không quân, hải quân, thủy quân lục chiến với các vũ khí hạng nặng tối tân đánh vào lãnh thổ Libya. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của chế độ Libya và cái chết của nhà lãnh đạo chống Mỹ Gaddafi. Sau cuộc chiến, Libya từ một trong những nước có kinh tế và mức sống cao nhất châu Phi đã trở nên tan hoang và đắm chìm trong bạo lực. Ảnh: Những vụ nổ gần Tripoli, thủ đô Libya năm 2011.
Năm 2011, tận dụng cuộc nổi dậy của phiến quân Libya, Mỹ và NATO đã đưa các lực lượng không quân, hải quân, thủy quân lục chiến với các vũ khí hạng nặng tối tân đánh vào lãnh thổ Libya. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của chế độ Libya và cái chết của nhà lãnh đạo chống Mỹ Gaddafi. Sau cuộc chiến, Libya từ một trong những nước có kinh tế và mức sống cao nhất châu Phi đã trở nên tan hoang và đắm chìm trong bạo lực. Ảnh: Những vụ nổ gần Tripoli, thủ đô Libya năm 2011.

 Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.