10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị

08/09/2016 22:05

Coi trọng nhân cách hơn kết quả học tập, bữa trưa được tiêu chuẩn hóa, học sinh tự dọn dẹp mà không cần lao công là những điều ấn tượng ở trường học Nhật Bản.

“Tiên học lễ, hậu học văn”Ở Nhật Bản, học sinh không phải trải qua kỳ thi nào cho đến khi lên lớp 4 (10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Quốc gia này tin rằng mục tiêu của 3 năm đầu tiên không phải đánh giá trình độ kiến thức của các em mà là hình thành những quy chuẩn về hành vi và phát triển tính cách. Học sinh được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Rộng lượng, từ bi và đồng cảm là những phẩm chất được định hướng cho trẻ em Nhật Bản. Bên cạnh đó, các em cũng cần học tính can đảm, tự chủ và công bằng. Ảnh: Reuters
“Tiên học lễ, hậu học văn”: Ở Nhật Bản, học sinh không phải trải qua kỳ thi nào cho đến khi lên lớp 4 (10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Quốc gia này tin rằng mục tiêu của 3 năm đầu tiên không phải đánh giá trình độ kiến thức của các em mà là hình thành những quy chuẩn về hành vi và phát triển tính cách. Học sinh được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Rộng lượng, từ bi và đồng cảm là những phẩm chất được định hướng cho trẻ em Nhật Bản. Bên cạnh đó, các em cũng cần học tính can đảm, tự chủ và công bằng. Ảnh: Reuters
Khai giảng vào đầu tháng 4Trong khi các trường học trên thế giới bắt đầu năm học mới vào tháng 9 hoặc 10, Nhật Bản chọn tháng 4. Ngày đầu tiên ở trường học trùng với hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trong năm –-mùa hoa anh đào nở rộ. Một năm có 3 học kỳ. Học sinh Nhật Bản nghỉ hè trong 6 tuần lễ, đồng thời có hai tuần nghỉ đông. Ảnh: Seejapan
Khai giảng vào đầu tháng 4 : Trong khi các trường học trên thế giới bắt đầu năm học mới vào tháng 9 hoặc 10, Nhật Bản chọn tháng 4. Ngày đầu tiên ở trường học trùng với hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trong năm -mùa hoa anh đào nở rộ. Một năm có 3 học kỳ. Học sinh Nhật Bản nghỉ hè trong 6 tuần lễ, đồng thời có hai tuần nghỉ đông. Ảnh: Seejapan
Trường học không cần lao côngHọc sinh tự dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí nhà vệ sinh. Các em chia thành từng tốp nhỏ và phân công lịch trực nhật trong cả năm. Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản tin rằng yêu cầu học sinh vệ sinh trường học giúp các em học được cách làm việc nhóm và giúp đỡ người khác. Dành thời gian quét dọn cũng khiến mỗi người biết tôn trọng lao động của người khác. Ảnh: Emaze
Trường học không cần lao công: Học sinh tự dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí nhà vệ sinh. Các em chia thành từng tốp nhỏ và phân công lịch trực nhật trong cả năm. Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản tin rằng yêu cầu học sinh vệ sinh trường học giúp các em học được cách làm việc nhóm và giúp đỡ người khác. Dành thời gian quét dọn cũng khiến mỗi người biết tôn trọng lao động của người khác. Ảnh: Emaze
Tiêu chuẩn hóa bữa trưaHệ thống giáo dục Nhật Bản luôn muốn đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng cho học sinh. Tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi không chỉ những đầu bếp chất lượng mà còn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn học cùng ăn với nhau trong lớp, có sự tham gia của giáo viên. Điều này cũng đồng thời giúp phát triển mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh. Ảnh: Treehugger
Tiêu chuẩn hóa bữa trưa: Hệ thống giáo dục Nhật Bản luôn muốn đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng cho học sinh. Tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi không chỉ những đầu bếp chất lượng mà còn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn học cùng ăn với nhau trong lớp, có sự tham gia của giáo viên. Điều này cũng đồng thời giúp phát triển mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh. Ảnh: Treehugger
Các buổi học ngoại khóa rất quan trọngĐể vào được trường cấp 2 tốt, học sinh Nhật Bản tham dự các lớp ngoại khóa sau giờ học. Ngoài 8 tiếng học chính khóa mỗi ngày, các em vẫn học vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không bị đúp trong suốt thời gian đi học. Ảnh: Novak Djokovic Foundation
Các buổi học ngoại khóa rất quan trọng: Để vào được trường cấp 2 tốt, học sinh Nhật Bản tham dự các lớp ngoại khóa sau giờ học. Ngoài 8 tiếng học chính khóa mỗi ngày, các em vẫn học vào cuối tuần và trong các kỳ nghỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi học sinh ở xứ sở mặt trời mọc gần như không bị đúp trong suốt thời gian đi học. Ảnh: Novak Djokovic Foundation
Thơ ca và thư pháp cũng được coi trọngThư pháp Nhật Bản được gọi là Shodo, là nghệ thuật viết chữ tượng hình bằng bút lông trên giấy gạo. Người Nhật xem thư pháp là loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến. Trong khi đó, Haiku là hình thức thơ ca đặc trưng của đất nước này với cách biểu đạt đơn giản nhưng chứa nhiều tầng nghĩa. Bên cạnh học các môn chính, học sinh Nhật Bản cũng được dạy cách tôn trọng và gìn giữ văn hóa truyền thống hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Midwestdojo
Thơ ca và thư pháp cũng được coi trọng: Thư pháp Nhật Bản được gọi là Shodo, là nghệ thuật viết chữ tượng hình bằng bút lông trên giấy gạo. Người Nhật xem thư pháp là loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến. Trong khi đó, Haiku là hình thức thơ ca đặc trưng của đất nước này với cách biểu đạt đơn giản nhưng chứa nhiều tầng nghĩa. Bên cạnh học các môn chính, học sinh Nhật Bản cũng được dạy cách tôn trọng và gìn giữ văn hóa truyền thống hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Midwestdojo
Hầu hết học sinh mặc đồng phục đến trườngHọc sinh cấp 2 được yêu cầu mặc đồng phục, đối với nam sinh là trang phục kiểu quân đội, đối với nữ sinh là trang phục phong cách thủy thủ. Đây là cách xóa bỏ rào cản xã hội và đưa học sinh vào khuôn khổ của môi trường học tập. Ý thức cộng đồng cũng được nâng cao khi học sinh khoác lên mình bộ đồng phục mỗi ngày. Ảnh: The Japan Times
Hầu hết học sinh mặc đồng phục đến trường: Học sinh cấp 2 được yêu cầu mặc đồng phục, đối với nam sinh là trang phục kiểu quân đội, đối với nữ sinh là trang phục phong cách thủy thủ. Đây là cách xóa bỏ rào cản xã hội và đưa học sinh vào khuôn khổ của môi trường học tập. Ý thức cộng đồng cũng được nâng cao khi học sinh khoác lên mình bộ đồng phục mỗi ngày. Ảnh: The Japan Times
99,99% là tỷ lệ đi học ở Nhật BảnNói cách khác, học sinh Nhật Bản không bỏ tiết, cũng không đến lớp muộn. Thậm chí 91% học sinh Nhật Bản không bao giờ bỏ ngoài tai những lời giảng của giáo viên. Có quốc gia nào khác sở hữu con số đáng tự hào như vậy? Ảnh: Flickr
99,99% là tỷ lệ đi học ở Nhật Bản: Nói cách khác, học sinh Nhật Bản không bỏ tiết, cũng không đến lớp muộn. Thậm chí 91% học sinh Nhật Bản không bao giờ bỏ ngoài tai những lời giảng của giáo viên. Có quốc gia nào khác sở hữu con số đáng tự hào như vậy? Ảnh: Flickr
Một kỳ thi duy nhất để quyết định tương laiCuối cấp 3, học sinh Nhật Bản phải tham dự một kỳ thi rất quan trọng nhằm quyết định tương lai của mình. Học sinh có thể chọn một trường đại học muốn thi vào và trường này có một mức điểm yêu cầu cố định. Chỉ 76% học sinh trung học vào được đại học. Do vậy, đây được xem là “bài thi địa ngục” của đời học sinh. Ảnh: The Japan Times
Một kỳ thi duy nhất để quyết định tương lai: Cuối cấp 3, học sinh Nhật Bản phải tham dự một kỳ thi rất quan trọng nhằm quyết định tương lai của mình. Học sinh có thể chọn một trường đại học muốn thi vào và trường này có một mức điểm yêu cầu cố định. Chỉ 76% học sinh trung học vào được đại học. Do vậy, đây được xem là “bài thi địa ngục” của đời học sinh. Ảnh: The Japan Times
Đại học là kỳ nghỉ tuyệt vời nhất trong cuộc đờiSau khi vượt qua “bài thi địa ngục”, học sinh Nhật Bản thường nghỉ xả hơi. Xứ Phù Tang là nơi mà những năm tháng đại học được xem là kỳ nghỉ thú vị trước lúc đi làm, là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi thanh xuân. Ảnh: Wikipedia
Đại học là kỳ nghỉ tuyệt vời nhất trong cuộc đời: Sau khi vượt qua “bài thi địa ngục”, học sinh Nhật Bản thường nghỉ xả hơi. Xứ Phù Tang là nơi mà những năm tháng đại học được xem là kỳ nghỉ thú vị trước lúc đi làm, là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi thanh xuân. Ảnh: Wikipedia

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO