Ấm no nhờ sinh ít con

(Baonghean) - Mỗi năm, tỉnh ta có hàng trăm khối phố, thôn bản không có người sinh con thứ 3, hàng chục cộng tác viên, chuyên trách dân số được tuyên dương vì có nhiều đóng góp tích cực vì công tác dân số và nhiều gia đình ngày thêm ấm no, hạnh phúc vì biết dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. Câu chuyện về những gia đình ít con làm kinh tế giỏi ở Quỳ Châu, hay chuyện về những khối phố văn minh nhờ nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3 ở Thị xã Thái Hòa là những minh chứng sinh động...

Người dân khối Tân Sơn, phường Hòa Hiếu, TX. Thái Hòa tìm hiểu các thông tin về dân số tại thư viện mi-ni của khối.
Người dân khối Tân Sơn, phường Hòa Hiếu, TX. Thái Hòa tìm hiểu các thông tin về dân số tại thư viện mi-ni của khối.
Hiện nay, xã Châu Tiến (Quỳ Châu) đã hoàn thành 15/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Góp phần không nhỏ cho sự thành công đó là nhờ địa phương thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ; hầu hết các gia đình đều “chủ trương” dừng lại ở hai con để nuôi con khỏe, dạy con ngoan; có thời gian để chăm lo phát triển kinh tế. Châu Tiến có đến hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng đại đa số bà con đã nhận thức được việc sinh đẻ có kế hoạch. Được thế, một phần nhờ chính quyền và các ban, ngành trong xã đã làm tốt công tác tuyên truyền; quan trọng hơn là người dân tự ý thức được khi nhìn vào “gương” những gia đình khác trong bản, trong xã. Như gia đình chị Vi Thị Tình ở bản Hồng Tiến 2, năm nay, chị mới 45 tuổi nhưng có đến 7 người con.
Sinh nhiều, sinh dày nên cuộc sống hết sức khó khăn, các con không được chăm sóc, nuôi dạy tốt; hay như gia đình chị Nguyễn Thị Nghĩa ở bản Bua Lầu, liên tiếp sinh 3 con gần nhau, vợ chồng lại không có đất để sản xuất, nên cuộc sống quẩn quanh trong nghèo đói. Ngược lại, vợ chồng anh Sầm Văn Sơn, chị Sầm Thị Hoa ở bản Hoa Tiến 1 thì lại được mọi người khâm phục vì nhà có 2 cô con gái nhưng đều học giỏi, trong đó cháu đầu đã thi đậu vào đại học. Gia đình anh chị cũng là gia đình văn hóa tiểu biểu trong xã; được bầu đi tham dự buổi gặp mặt gia đình nông dân tiêu biểu của tỉnh. Hay như gia đình anh chị Trần Văn Ngọc và chị Lương Thị Kim ở bản Hậu 1, lập gia đình từ khi cả hai mới ngoài 20 tuổi, từ hai bàn tay trắng sau 10 năm đã vươn lên khá giả.
Đây là kết quả của những tháng ngày anh chuyên cần đội mưa, nắng đi làm thợ hồ, thợ mộc thuê cho người khác rồi sau này có vốn chuyển sang nghề kinh doanh lâm sản. Còn chị, nhờ nhanh nhẹn, chăm chỉ nên rất có duyên với nghề buôn bán và nay đã có một cửa hàng tạp hóa khá lớn ở vùng. Chị tâm sự: Anh vốn là người Kinh, lại là con trai đầu nên khi thấy vợ chồng chị chỉ sinh 2 con, lại một bề là gái nên không tránh khỏi lời ra, tiếng vào và những áp lực từ gia đình chồng. Biết vậy, nên vợ chồng chị một mặt thuyết phục bố mẹ chồng, mặt khác tập trung phát triển kinh tế, chăm lo cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn. Giờ đây, khi thấy các con có một gia đình yên ấm, hạnh phúc, các cháu chăm ngoan học giỏi, ông bà lấy làm mừng”.
Nói về vai trò hạt nhân của các gia đình đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã, ông Trần Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã phấn khở cho biết: “Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí kinh tế là khó khăn nhất của xã chúng tôi. Nhưng tôi tin rằng, xã sẽ về được đích bởi năm ngoái tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%, năm nay sẽ tiếp tục giảm nữa. Điều này là nhờ ngày càng có nhiều gia đình sinh ít con và tập trung thời gian để phát triển kinh tế và chăm sóc con cái”. 
Theo ông Lương Văn Sâm - Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch gia đình huyện: Toàn huyện có số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh từ 1 - 2 con chiếm đến hơn 94% và phong trào xây dựng khối, xóm, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên phát triển rộng khắp. Vậy nên từ năm 2009 đến nay, trong khi tỷ lệ sinh con thứ 3 của cả tỉnh luôn tăng ở mức báo động với xấp xỉ 20% thì ở Quỳ Châu chỉ tăng khoảng 6% (thấp nhất toàn tỉnh). Giai đoạn 2009 - 2013 có 3 xã đạt 1 năm không có người sinh con thứ 3, có 20 bản đạt từ 3 - 4 năm, 24 bản đạt từ 5 - 9 năm, 7 bản đạt từ 10 - 15 năm.
Ở Thái Hòa, câu chuyện về xây dựng các khối xóm không có người sinh con thứ 3 cũng nhận được sự đồng thuận của hầu hết người dân. 5 năm trở lại đây, TX. Thái Hòa đã xây dựng đươc 40 thôn xóm có từ 3 - 20 năm không có người sinh con thứ 3. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng gia đình văn hóa và góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những giải pháp quan trọng mà các địa phương thực hiện, đó là tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, triển khai các nội dung tuyên truyền tới từng nhóm đối tượng, từng độ tuổi, từng vùng, tập trung vào những vùng có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình bằng cách huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội để lồng ghép tuyên truyền, lồng ghép mục tiêu dân số với các tiêu chí phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Bên cạnh đó, mỗi khối xóm lại có một cách làm hay, như cách làm của khối Tân Sơn, phường Hòa Hiếu. Đây là khối có dân số khá đông với 218 hộ, dân cư lại đa dạng với 4 dân tộc Kinh, Thanh, Thái, Thổ cùng sinh sống, 2/3 người dân trong khối làm nghề buôn bán. 17 năm nay khối không có trường hợp sinh con thứ 3, rất nhiều trường hợp sinh con một bề nhưng vẫn quyết tâm dừng sinh để nuôi dạy con tốt và để góp phần giữ vững thành tích của khối. Chị Nguyễn Thị Hồng, cộng tác viên dân số khối Tân Sơn, cho biết: Có được thành công này là bởi nhiều năm qua khối làm rất tốt công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách dân số.
Ngoài ra, khối cũng đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông đa dạng như định kỳ hàng ngày tuyên truyền về công tác dân số trên loa truyền thanh; trang bị rất nhiều sách, báo liên quan đến sức khỏe sinh sản, các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, các cuốn sách dạy kỹ năng sống hay kinh nghiệm nuôi dạy con tốt để các gia đình tham khảo. Duy trì sinh hoạt các Câu lạc bộ như: CLB “Mẹ chồng nàng dâu”, CLB “Không sinh con thứ 3”, CLB “Vì hạnh phúc gia đình”... Ban cán sự khối, cán bộ dân số thường xuyên gặp gỡ các chị em để tâm tư tình cảm, hiểu rõ được từng người, từng hoàn cảnh gia đình để vận động, nếu trường hợp nào quá khó khăn phải vận động tới chồng, tới gia đình thì Ban cán sự khối trực tiếp vận động. Nhờ làm tốt công tác dân số nên 45% gia đình trong khối là khá giàu, 95% gia đình được nhận danh hiệu Gia đình Văn hóa. Hàng năm tỷ lệ học sinh trong khối đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và đậu đại học trên 60 cháu.  
Hai cách làm, hai điển hình trên đây cho thấy, dù công tác vận động tuyên truyền người dân sinh ít con vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng ở đâu cán bộ tâm huyết, chính quyền và người dân cùng vào cuộc, thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Đồng thời thêm minh chứng cho việc sinh con ít, dạy con ngoan sẽ là cơ sở, là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là điều kiện để xây dựng khối xóm văn minh, phát triển và từ đó góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống.
Bài, ảnh: Mỹ Hà

tin mới

Chương trình nghệ thuật đặc biệt gồm có 3 chương Tháng Năm nhớ Bác, Hội làng bên Sông Lam và Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh Đức Anh

Chương trình Nghệ thuật bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 'Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh'

(Baonghean.vn) - Chương trình được chia làm 3 chương: "Tháng Năm nhớ Bác", "Hội làng bên Sông Lam" và "Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh", kể về tình cảm của Bác Hồ dành cho quê hương, đồng bào miền Nam; tình cảm của người dân quê hương Nghệ An và đồng bào miền Nam dành cho Người.

Du lịch

Niềm vui trên quê chung

(Baonghean.vn) - Về Kim Liên trong ánh nắng chan hòa, ai cũng cảm nhận được sự trong lành của khí trời, cảnh vật và cuộc sống đi lên của quê hương Bác Hồ. Đang giữa mùa gặt, nghe dậy lên mùi rơm rạ từ những cánh đồng và thoang thoảng mùi hương tinh khôi tỏa ra từ những hồ sen đang kỳ nở rộ.

Lửa rèn trên quê hương Bác

Lửa rèn trên quê hương Bác

(Baonghean.vn) - Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

Công nhân Nghệ An vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

(Baonghean.vn) - Xuất phát từ các phong trào thi đua lao động, sản xuất, Nghệ An ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể công nhân lao động là điển hình trong học tập và làm theo Bác. Đối với họ, đó là nhu cầu tự thân, là động lực để vượt khó thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.