Bến cảng gần 400 tỷ đồng ở Nghệ An bị tàu cá chiếm dụng

(Baonghean.vn) - Để tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu vận tải, bến cảng số 5, số 6 Cảng Cửa Lò đã được mời gọi đầu tư xong. Tuy nhiên từ khi đi hoàn thành đến nay không thể hoạt động được vì không có đường vào và bị tàu cá của ngư dân chiếm dụng.

Bí đường vào

Bến cảng số 5 Cảng Cửa Lò  do Công ty TNHH Cảng Cửa Lò phối hợp cùng Cảng Nghệ Tĩnh đầu tư đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ gần 1 năm nay. Tuy nhiên, hiện nay, các xe ra - vào để tiếp nhận hàng đều phải đi vòng qua bến số 1, số 2, số 3, số 4 của cảng Cửa Lò. Điều này rất mất an toàn giao thông bởi đường vào bến số 5, số 6 đã được quy hoạch riêng.  

Tuyến đường quy hoạch dành cho bến cảng số 5, số 6 nằm trước cảng Cửa Lò nhiều năm qua không được thực hiện. Ảnh: Trân Châu ảnh 1
Tuyến đường quy hoạch dành cho bến cảng số 5, số 6 nằm trước cảng Cửa Lò nhiều năm qua không được thực hiện. Ảnh: Trân Châu
Theo quy hoạch từ 2005, đường vào bến cảng số 5 (cảng Cửa Lò) là tuyến đường rộng 36 m, theo đó sẽ di dời 105 hộ dân nằm trước văn phòng Cảng Cửa Lò. Tuyến đường này nối ra Quốc lộ 46. Tuy nhiên, đến nay, quy hoạch này chưa được thực hiện gây khó cho nhà đầu tư.
Cảng bị tàu cá chiếm dụng

Thực trạng cảng Cửa Lò bị tàu cá của ngư dân chiếm giữ đã xảy ra từ hàng chục năm nay. Hiện nay, tình trạng này ngày càng nghiêm trọng. Theo ghi nhận của phóng viên, ngày 29/5, trên dãy cầu cảng từ bến số 3,4,5, có hàng chục tàu cá của ngư dân neo đậu trên thềm cảng. Cạnh đó, một số tàu hàng đang chật vật để quay trở ra bởi bên ngoài luồng đã bị tàu cá neo đậu kín. 

Tàu cá ngư dân neo đậu tại Cảng Cửa Lò vi phạm an toàn hàng hải. Ảnh: Trần Châu ảnh 2
Tàu cá ngư dân neo đậu tại Cảng Cửa Lò vi phạm an toàn hàng hải. Ảnh: Trần Châu

Ông Nguyễn Hồng Sơn -  Giám đốc Công ty TNHH Cảng Cửa Lò cho biết: Chúng tôi đầu tư 400 tỷ đồng vào xây dựng bến cảng, tiến hành nạo vét luồng hàng hải, đảm bảo cho tàu 3 vạn tấn cập cảng. Tuy nhiên, bến số 5 hiện không thể khai thác hiệu quả vì bị tàu cá chiếm dụng và chưa mở được đường vào trực tiếp.

Ông Trần Đạt - Giám đốc Cảng Cửa Lò cho biết thêm: Chúng tôi đã nhiều lần mời bà con ngư dân vào trao đổi, tuy nhiên bà con nói hiện nay không có bến cá để đậu tàu nên phải đậu ở khu vực cảng.

"Chúng tôi cũng không để đẩy đuổi tàu cá ra khỏi cảng mà chỉ mong Thị xã sớm xây dựng xong bến cá để ngư dân có chỗ đậu tàu và đảm bảo an toàn hàng hải. Việc tàu cá đậu trong cảng tàu hàng cũng khiến chủ hàng có ấn tượng không tốt với Cảng Cửa Lò. Nhiều tàu hàng đến thấy tàu cá đậu, họ quay đi cảng khác khiến chúng tôi thất tín với khách hàng", ông Đạt phân trần.

Những cột neo dùng để neo tàu hàng đã bị tàu cá chiếm để neo tàu. Ảnh: Trân Châu ảnh 3
Những cột neo dùng để neo tàu hàng đã bị tàu cá chiếm để neo tàu. Ảnh: Trân Châu

Việc thiếu chỗ đậu tàu thuyền cũng khiến ngư dân lo lắng. Anh Trần Văn Phi ở phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò cho biết: Tôi đi biển đã hàng chục năm, mỗi khi cập bến đều phải tranh nhau với các tàu khác để neo đậu ở đây. Khi nào hết chỗ chúng tôi phải neo tàu ngoài biển.

Ngư dân Trần Văn Phi ở Nghi Hải đang neo tàu tại Cảng Cửa Lò. Ảnh: Trân Châu ảnh 4
Ngư dân Trần Văn Phi ở Nghi Hải đang neo tàu tại Cảng Cửa Lò. Ảnh: Trân Châu

Do không có bến đậu, tàu về chúng tôi phải dừng ngoài luồng, thuê nốc nhỏ bốc từng nốc cá chạy vào bờ để bán. Hết cá, chúng tôi mới đưa được tàu vào neo ở cảng Cửa Lò. Biết rằng việc đậu như vậy là sai nhưng không có cách nào khác. Chúng tôi mong có một bến cá đủ lớn để ngư dân hoạt động thuận lợi.

Ngư dân Trần Văn Phi ở Nghi Hải - Cửa Lò

 

tin mới

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.