Bối cảnh
Rung trời chuyển đất
Sáng mãi ngọn lửa thiêng
Những tấm gương cộng sản
Địa chỉ đỏ
Multimedia
Tra cứu
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Địa chỉ đỏ
Tinh thần đấu tranh của tù chính trị Nghệ Tĩnh tại nhà đày Buôn Ma Thuột
Những chiến sĩ cộng sản trên quê hương Nghệ Tĩnh dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi đấu tranh hay khi bị giam cầm tra tấn vẫn luôn nêu cao bản lĩnh, giữ vững khí tiết kiên trung của người cộng sản. Bản chất, cốt cách của con người Nghệ Tĩnh trong môi trường càng khó khăn, khắc nghiệt càng tỏa sáng và vươn lên mạnh mẽ. Tinh thần đấu tranh của tù chính trị Nghệ Tĩnh bị giam cầm tại nhà đày Buôn Ma Thuột giai đoạn 1930-1945 đã minh chứng cho điều đó.
Bến đò Thượng Trụ - nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Từ ngã ba Bắc Nghèn, rẽ xuống chưa đầy 2 cây số là vùng đất của làng Thượng Trụ xưa (nay là thôn Đoàn Kết), xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngã ba Nghèn - nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình lớn
Những năm 1930-1931, Ngã ba Nghèn đã thấm máu bao chiến sĩ Xô viết, tô thắm cho lịch sử cách mạng Hà Tĩnh. Mảnh đất này, vừa cận thủy, vừa cận sơn, tạo cho tao nhân mạc khách bao đắm say…
Nhà cụ Vi Văn Khang – nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ
Cách đây hơn 90 năm, ở vùng Mường Quạ (nay là xã Môn Sơn và Lục Dạ) thuộc huyện Con Cuông diễn ra một sự kiện lớn trong đời sống chính trị - xã hội, đó là sự ra đời của Chi bộ Môn Sơn - Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ. Sự kiện này được diễn ra tại nhà cụ Vi Văn Khang ở bản Thái Hòa, xã Môn Sơn.
Di tích đình Sen - nơi họp bàn đấu tranh cách mạng trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Đình Sen trước đây nằm trong thôn Phương Liên, thuộc làng Sen, xã Tri Lễ, tổng Cự Lâm, huyện Nghĩa Đàn (nay là xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ), tỉnh Nghệ An.
Đình Tám Mái: Địa chỉ đỏ của nhân dân Quỳnh Lưu
Đình Tám Mái là nơi hội họp, in ấn tài liệu truyền đơn, báo chí của Đảng và là địa điểm tập trung quần chúng đi biểu tình trong những năm 1930-1931.
Đền Chính Vị: Di tích nơi cửa biển
Du khách nghỉ mát Cửa Lò có thể đến tham quan một di tích lịch sử văn hoá quốc gia trên mảnh đất Song Lộc, đó là đền Chính Vị.
Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần: Di tích chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng
Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Từ ngày xây dựng đến nay, di tích đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử đấu tranh của nhân dân Đặng Sơn.
Đền Tán Sơn và mộ đồng chí Lê Hồng Sơn
Đền Tán Sơn và mộ đồng chí Lê Hồng Sơn ở làng Nho Phái, xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, cách thành phố Vinh 18 km về phía Tây theo Quốc lộ 46. Trước đây, di tích thuộc làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn. Năm 1954, làng Xuân Hồ đổi thành xã Nam Yên, năm 1978 đổi thành xã Xuân Hoà...
Đài liệt sĩ Thái Lão - Hưng Nguyên: Di tích lịch sử ghi dấu cuộc đấu tranh anh dũng
Đài liệt sĩ Thái Lão là một di tích lịch sử ghi dấu cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân hai huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn. Đồng thời, nơi đây cũng đã chứng kiến tội ác tàn bạo của đế quốc và phong kiến.
Đình Long Ân - nơi ghi dấu ấn lịch sử của Tổng bộ Hoàng Trường
Năm 1930, đình Long Ân là nơi chứng kiến những dấu ấn lịch sử của Tổng bộ Hoàng Trường từ lúc ra đời cho đến ngày nay. Cây gạo đầu đình là nơi đồng chí Chu Niên treo cờ Đảng kỷ niệm ngày 1/5/1930.
Những hạt giống đỏ
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 – 12/9/2024), 60 năm Bác Hồ ký Lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh (1964 – 2024), được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa & Thể thao Nghệ An, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia trân trọng giới thiệu bộ trưng bày chuyên đề “Những hạt giống Đỏ”.
Đền Đậu - Nơi cất giữ tài liệu mật và tổ chức hội họp trong những năm 1930 - 1931
Đền Đậu là công trình kiến trúc thời Nguyễn, được nhân dân xây dựng để thờ Quận công Đậu Bá Toàn, người có nhiều công lao trong việc bình định đất nước và khai cơ lập làng ở thế kỷ 18. Di tích có tên gọi khác là đền Báo Đức, nhằm chỉ ý nghĩa nhân dân báo đáp công đức của Quận công Đậu Bá Toàn.
Di tích nhà thờ Nguyễn Tất Thự
Nhà thờ Nguyễn Tất Thự là nơi thờ ông Nguyễn Văn Thự, người đã có công khai hoang lập làng ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương.
Di tích Đền Đông Hải (Đền Cổ Bái)
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đền Đông Hải được chọn là địa điểm hoạt động, triển khai các cuộc họp bí mật của các đảng viên chi bộ Đông Hải – Song Lộc như Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Đôn…, lưu trữ truyền thống anh hùng Xô viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931.
Nhà thờ và mộ cụ Vương Thức
Nhà thờ cụ Vương Thức với lợi thế là nằm trên một khu đất cao và khá rộng, giữa một làng mạc trù phú, sầm uất đã trở thành nơi tập hợp quần chúng nhân dân đi biểu tình, tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 7/2/1931.
Đình Hoa Vân Hải - lưu trữ truyền thống anh hùng Xô viết Nghệ Tĩnh
Đình Hoa Vân Hải không chỉ là nơi thờ tự thành hoàng làng mà còn là điểm gặp gỡ giao lưu của những nhà trí thức, thanh niên yêu nước, một địa chỉ tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ và là nơi ghi dấu những chuyển biến lịch sử của các phong trào cách mạng về sau.
Đền Hai Hầu - nơi chứng kiến cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân tổng Xuân Lâm
Di tích đền Hai Hầu là nơi chứng kiến cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân tổng Xuân Lâm trong cuộc đấu tranh ngày 1/9/1930. Đây được xem là mốc mở đầu đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nghệ Tĩnh - đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931.
Ngã ba Bến Thủy - nơi mở đầu cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Ngã ba Bến Thủy nằm bên tả ngạn Sông Lam, dưới chân núi Quyết, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 5 km về phía Đông Nam, nơi gặp nhau của đoàn biểu tình và công nhân các nhà máy ở Bến Thủy ngày 1-5-1930, mở đầu cho cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Hiệu Yên Xuân - nơi ươm mầm những ‘hạt giống đỏ’
Về Lĩnh Sơn (Anh Sơn), chúng tôi tìm đến một ngôi nhà gỗ 2 tầng đã nhuốm màu thời gian nằm giữa làng Dương Xuân, đó chính là Di tích Hiệu Yên Xuân. Đây là điểm thành lập và hoạt động của nhóm Tâm giao, rồi Ái hữu và sau này là Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên của huyện Anh Sơn.
Nhà cụ Hoàng Viện – nơi làm việc của Xứ ủy Trung kỳ
Tại xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) có một ngôi nhà cổ từng là nơi che giấu cán bộ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến. Chủ nhân của ngôi nhà ấy là cụ Hoàng Viện - một trong những đảng viên đầu tiên của xã Châu Nhân.
Đền Đệ Nhất
Đền Đệ Nhất do nhân dân làng Đệ Nhất xây dựng tại xóm Tân Phong, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh đã thay đổi, nhưng di tích vẫn giữ được vị trí ban đầu.
Những tượng đài ghi dấu đậm nét tinh thần bất khuất của quê hương Nghệ An
Phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) đã diễn ra gần 95 năm nhưng mãi in đậm trong lòng người xứ Nghệ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. Trên quê hương Nghệ An hôm nay có nhiều tượng đài ghi dấu tội ác man rợ của thực dân Pháp và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân.
Đình Trung - chứng tích đỏ anh hùng
Đây là 1 trong 5 điểm di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1990 tại làng Đỏ (phường Hưng Dũng, TP Vinh).
Đình Võ Liệt
Đình Võ Liệt nằm bên hữu ngạn sông Lam, trên cánh đồng Rè, thuộc xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đình Võ Liệt cách thành phố Vinh 50km theo hướng Tây Bắc. Từ Vinh, du khách có thể đến thăm di tích này bằng đường thủy trên sông Lam, hoặc đường bộ theo Quốc lộ 46.
Xem thêm
POWERED BY
ONE
CMS
- A PRODUCT OF
NEKO