Cầu ngói Khoa Trường và chuyện về một dòng họ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cầu ngói Khoa Trường hay người dân địa phương còn gọi là cầu Trường bắc qua sông Rào ở xã Nghi Long (Nghi Lộc) được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam “thượng gia hạ kiều”. Cầu nay chỉ còn là kỷ niệm song trong mấy trăm năm tồn đã trở thành một chứng tích lịch sử gắn liền với đất và người Nghi Long và dòng họ Đinh Kim Khê nổi tiếng hiếu học, khoa bảng và yêu nước.

Cây cầu do dòng họ Đinh xây dựng

Lần tìm về lịch sử cây cầu chỉ còn trong quá vãng, tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nghi Long Lê Văn Nghĩa giới thiệu gặp ông Đinh Văn Tam, một hậu duệ của dòng họ Đinh Kim Khê hiện đang sinh sống tại phường Đội Cung (TP. Vinh) và được ông kể nghe nhiều câu chuyện thú vị về cây cầu cũng như dòng họ nổi tiếng của mình.

Cầu ngói Khoa Trường trong bức ảnh của người Pháp chụp. Ảnh tư liệu lịch sử
Cầu ngói Khoa Trường trong bức ảnh của người Pháp chụp. Ảnh tư liệu lịch sử

Ông Tam cho hay: Cầu Khoa Trường được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII mà chủ công khởi xướng và xây dựng là hai anh em Đinh Trọng Thư và Đinh Hồng Phiên - người làng Ông La Giáp, tổng Kim Nguyên, huyện Chân Lộc (nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông Đinh Trọng Thư và em trai là Đinh Hồng Phiên làm quan thời nhà Lê. Khi nhà Lê mất, các ông từ quan về quê dạy học, không hợp tác với nhà Tây Sơn. Cầu được xây dựng trong thời gian đó và được đặt tên là Khoa Trường với tâm nguyện là dòng họ mãi giữ được truyền thống khoa bảng dài lâu.

Cầu gồm 3 nhịp, 2 móng làm bằng đá đỏ, dài 30m, rộng 6m làm kiểu “thượng gia hạ kiều” có 4 trụ bằng gỗ lim, phía trên có mái ngói che uốn cong hình đuôi rồng. Toàn bộ cầu đều được làm bằng gỗ lim. Hai bên có lan can, có ghế dọc cho khách nằm, ngồi nghỉ chân, hóng mát. Lý do xây dựng cầu Khoa Trường là giúp đỡ dân sinh trong việc giao thông thì ai cũng thấy, còn có lý do riêng mà chỉ anh em nội tộc tự hiểu với nhau là tạo dựng công đức cho con cháu.

Cả ông Lê Văn Nghĩa và Đinh Văn Tam đều còn nhớ như in, lúc còn nhỏ, các ông từng nhiều lần đi qua lại cây cầu này vì cầu nối liền xã Nghi Long với các xã như Nghi Thịnh, Nghi Xá. Theo sách Lịch sử truyền thống xã Nghi Long thì đến năm 1980 cầu Trường được dỡ bỏ, song cây cầu vẫn nằm trong tâm thức, là niềm tự hào của nhiều người dân xã Nghi Long.

Ông Đinh Văn Tam giới thiệu về bức ảnh cầu ngói Khoa Trường do tổ tiên xây dựng ở quê, tức là xã Nghi Long, Nghi Lộc ngày nay. Ảnh: Thành Duy
Ông Đinh Văn Tam giới thiệu về bức ảnh cầu ngói Khoa Trường do tổ tiên xây dựng ở quê, tức là xã Nghi Long, Nghi Lộc ngày nay. Ảnh: Thành Duy

Dòng họ văn, võ song toàn

Họ Đinh Kim Khê là một dòng họ nổi tiếng trong lịch sử, văn, võ song toàn. Ông Đinh Hồng Phiên có tiếng giỏi thơ văn, ra làm quan cho nhà Nguyễn, từng được cử làm Phó Chánh sứ đi sứ nhà Thanh. Năm 1822, con trai trưởng của cụ Đinh Hồng Phiên là Đinh Văn Phác thi đậu và là 1 trong 8 tiến sỹ khai khoa của triều Minh Mạng. Ông Đinh Văn Phác là con rể của Đại thi hào Nguyễn Du. Do liên quan tới cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi nên cụ Đinh Hồng Phiên bị triều đình nhà Nguyễn thời Minh Mạng nghị án tru di tam tộc. May mắn là một người cháu của cụ Đinh Hồng Phiên và là con trai của Đinh Văn Phác là Đinh Văn Kế được dân làng chở che đem nuôi giấu nên thoát chết.

Ông Đinh Văn Kế không dám đi thi ở nhà làm thuốc mưu sinh và trả nghĩa cho dân làng. Các con của Đinh Văn Kế đều học hành đỗ đạt, trong đó có ông Đinh Văn Chất đậu tiến sỹ năm 1875. Khi làm tri phủ Nghĩa Hưng, Đinh Văn Chất nổi tiếng liêm cần được Vua Tự Đức ban cho Kim khánh trên mặt khắc 4 chữ “Liêm, bình, cần, cán”.

Trong một bài nghiên cứu về ông Đinh Văn Chất, nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh viết: “Tổng thành Nam Định thất thủ, binh thuyền giặc Pháp bao vây phủ thành Nghĩa Hưng. Ông đóng chặt cửa thành, cùng sĩ phu yêu nước, quân dân tổ chức lực lượng đào hào, đắp công sự chiến đấu. Giặc Pháp liên tục nã pháo phá hoại phủ đường và các công trình dân sinh nhưng ông vẫn mũ áo chỉnh tề, nghiêm trang ngồi giữa phủ đường, bày sẵn trước mặt một cây gươm và một chén thuốc độc thề cùng sống chết đánh giặc, quyết không chịu đầu hàng. Quân lính thấy vậy chiến đấu càng hăng, làm cho giặc không thể tiến vào thành, bèn dùng chiêu bài dụ hàng, nhưng ông không nghe. Quân Pháp đành phải rút lui khỏi cuộc vậy thành Nghĩa Hưng”.

Hình ảnh trận chiến tại thành Nam Định giữa thực dân Pháp và quan binh Nam Định. Tư liệu lịch sử
Hình ảnh trận chiến tại thành Nam Định giữa thực dân Pháp và quan binh Nam Định. Tư liệu lịch sử

Năm 1883, Pháp chiếm toàn tỉnh Nam Định, ông phụng chiếu làm Thanh Hóa Thương biện quân vụ, rồi được phong làm Sơn phòng Chánh sứ, tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp. Sau đó, do các quan triều yếm thế, để giặc lấn lướt, dẫn đến lực lượng chống địch yếu dần và thất bại, ông trở về quê nhà Nghi Lộc cùng với sĩ phu, văn thân chiêu tập nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp và liên kết với các lực lượng khởi nghĩa do các sĩ phu, văn thân khác lãnh đạo.

Lúc đầu thanh thế nghĩa quân khá mạnh, đóng quân dọc theo Tây Nam Diễn Châu, Tây Bắc Nghi Lộc, Đông Bắc Nghi Xuân (Hà Tĩnh) theo thế dàn bày doanh trại, co cơ đội, biên chế đội ngũ, có súng lệnh, cờ hiệu làm mệnh lệnh; chiêu mộ thợ lành nghề, xây dựng xưởng rèn đúc vũ khí. Em ông là Đầu xứ Uyển cùng hai con là Đinh Văn Côn, Đinh Văn Thiều cùng tham gia nghĩa quân với Đinh Văn Chất. Sau nghĩa quân chuyển lên lập căn cứ kháng Pháp tại Thanh Chương.

Tại căn cứ ở Thanh Chương, Pháp vây chặt, chặn hết đường vận chuyển lương thảo cho nghĩa quân, rồi tập trung tấn công quyết liệt. Nghĩa quân cầm cự được 2 năm, đến năm 1887, ông bị bắt giao cho Nam Triều xử tội. Ngày 17/10 năm Đinh Hợi, tức ngày 28/11/1877, triều đình nhà Nguyễn dưới thời Vua Đồng Khánh khép ông Đinh Văn Chất tội khi quân và hạ chiếu tru di tam tộc.

Trong lúc họ tộc đang hoảng loạn bởi đại án, con út của cụ Chất là Đinh Văn Chí may mắn được cụ bà người làng trùm mấn (váy) đem trốn vào Vinh, sau đó được phía ngoại đưa sang Phúc Kiến (Trung Quốc) lánh nạn. Hơn 10 năm trốn án tại Phúc Kiến, khi tình hình quê nhà đã yên ổn, ông trở về quê đổi tên thành Đinh Văn Chấp. Ông Chấp học hành đỗ đạt, ra làm quan.

Vị trí cầu ngói Khoa Trường xưa bắc qua rào Trường nối xã Nghi Long với Nghi Thịnh, Nghi Xá. Ảnh: Thành Duy
Vị trí cầu ngói Khoa Trường xưa bắc qua Rào Trường nối xã Nghi Long với Nghi Thịnh, Nghi Xá. Ảnh: Thành Duy

Cầu Khoa Trường nay chỉ còn là kỷ niệm song trong mấy trăm năm tồn tại nó đã trở thành một chứng tích lịch sử gắn liền với đất và người Nghi Long và dòng họ Đinh Kim Khê nổi tiếng hiếu học, khoa bảng và yêu nước. Đây là dòng họ có các nhân vật xuất sắc trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quân sự, phật giáo… Một dòng họ có các nhân vật tiêu biểu đấu tranh hết mình để chống cường quyền, bảo vệ cho lẽ phải. Ghi nhận đóng góp của họ Đinh Kim Khê nhiều địa phương trong cả nước đã đặt tên đường như: Đinh Văn Chất ở TP. Vinh, Đinh Hồng Phiên ở thị xã Cửa Lò, Đinh Văn Chấp ở Đà Nẵng.

Tin mới

Thủ tướng Chính phủ: Tin tưởng thế hệ trẻ sẽ phát huy bản lĩnh, vượt qua thách thức, cống hiến hết mình cho đất nước

Thủ tướng Chính phủ: Tin tưởng thế hệ trẻ sẽ phát huy bản lĩnh, vượt qua thách thức, cống hiến hết mình cho đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng thanh niên Việt Nam sẽ phát huy tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần, cống hiến hết mình vì một đất nước hùng cường, hạnh phúc, ấm no. 
Sức sống mới ở làng Phan

Sức sống mới ở làng Phan

(Baonghean.vn) - Về làng Phan, xã Hưng Tân (huyện Hưng Nguyên), thật ấn tượng với những trang trại rộng lớn, những cánh đồng kiểu mẫu, những con đường hoa đầy màu sắc, rợp cờ Tổ quốc. Khung cảnh toát lên sự yên bình, gắn kết cộng đồng trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng…
Uy và tín

Uy và tín

(Baonghean.vn) - Nôm na, có thể nói uy tín là danh từ chỉ sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận. Cái oai, cái uy thì thường có từ những người có chức vụ, có quyền lực. Vì vậy, có người khi có chức vụ thì ngộ nhận mình là người có uy tín, thực chất đó là cái quyền uy do chức vụ tạo nên.
Quỳnh Lưu sẵn sàng cho ngày hội lớn

Quỳnh Lưu sẵn sàng cho ngày hội lớn

(Baonghean.vn) - Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân, huyện Quỳnh Lưu đã nỗ lực vượt khó về đích xây dựng nông thôn mới. Ngày 25/3 tới đây, huyện Quỳnh Lưu long trọng tổ chức Lễ đón Bằng đạt chuẩn huyện NTM và khai trương du lịch biển Quỳnh năm 2023.
Tư thế lái xe an toàn chuẩn dành cho phụ nữ

Tư thế lái xe an toàn chuẩn dành cho phụ nữ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù đã thắt dây an toàn, phụ nữ lái xe vẫn có nguy cơ bị thương nặng khi va chạm cao hơn 47% so với nam giới do tầm vóc nhỏ hơn và vị trí lái xe chưa chuẩn. 
Xuân Hoàng

Vì sao cá trích xứ Nghệ đặc biệt thơm ngon?

(Baonghean.vn) - Cá trích xứ Nghệ lâu nay được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là cá được đánh bắt gần bờ bằng bè mảng còn tươi xanh. Vậy vì sao cá trích ở vùng ven biển xứ Nghệ được khách hàng đánh giá là béo và thơm ngon hơn các nơi khác?
Nghệ An: Gấp rút hoàn thành việc xây dựng 2.420 ngôi nhà cho người nghèo tại 6 huyện biên giới

Nghệ An: Gấp rút hoàn thành việc xây dựng 2.420 ngôi nhà cho người nghèo tại 6 huyện biên giới

(Baonghean.vn) - Chiều 21/3, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 18/3/2023 của Ban Chỉ đạo tỉnh về triển khai xây dựng nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ nguồn huy động của Bộ Công an và Công an tỉnh Nghệ An.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 120 năm năm sinh đồng chí Lê Xuân Đào; Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ An; Thủy điện Bản Vẽ tăng lưu lượng xả; Hủy nổ thành công 3 quả bom còn sót lại sau chiến tranh... là những nội dung chính trong ngày 21/3.
U17 Viettel giành chức vô địch U17 Quốc gia 2023

U17 Viettel giành chức vô địch U17 Quốc gia 2023

(Baonghean.vn) -U17 Viettel thể hiện đẳng cấp vượt trội đã giành chiến thắng trước U17 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trong trận chung kết U17 Quốc gia 2023. Chiến thắng này giúp U17 Viettel lần thứ 2 vô địch U17 Quốc gia. Trận đấu chung kết diễn ra vào lúc 15h00, ngày 21/3 trên sân vận động PVF.
Thủy điện Bản Vẽ tăng lưu lượng xả, phục vụ chống hạn cho sản xuất vụ Xuân

Thủy điện Bản Vẽ tăng lưu lượng xả, phục vụ chống hạn cho sản xuất vụ Xuân

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ đã điều chỉnh tăng mức xả nước xuống hạ du từ 50 m3/s lên 160 m3/s để nâng cao mực nước sông Lam, đảm bảo các trạm bơm có thể bơm được nước vào đồng ruộng, phục vụ chống hạn và sản xuất vụ Xuân 2023.