Chi II, họ Nguyễn Hữu (Nam Đàn) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(Baonghean.vn) - Sáng 17, Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu (xã Nam Đàn, huyện Nam Đàn) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

  Tham dự lễ đón nhận có các đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Mậu Thanh – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao; Bùi Đình Long – Bí thư Huyện ủy Nam Đàn và đông đảo con cháu dòng tộc họ Nguyễn Hữu khắp mọi miền Tổ quốc. Ảnh: Minh Chi
Đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu. Ảnh: Minh Chi

Họ Nguyễn Hữu làng Trung Cần tính từ khi thủy tổ Nguyễn Hữu Nhuận Ốc về đây sinh cơ lập nghiệp từ thế kỷ XVI, đến nay đã trải qua 17 đời với 5 chi hậu duệ. Đây là một dòng họ trâm anh thế phiệt lại được sinh ra trên vùng đất “địa linh, nhân kiệt” làng Trung Cần nên thờ nào cũng sinh ra  những người con ưu tú cho dòng họ và những nhân kiệt đất nước.

Hiện nay, ngoài nhà thờ họ Nguyễn Hữu đại tôn, mỗi chi họ đều có nhà thờ riêng. Nhà thờ Chi II họ Nguyễn Hữu, làng Trung Cần, xã Nam Trung được xây dựng năm 1867 do Song nguyên Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập (hậu duệ đời thứ 2 thuộc chi II) lập làm nơi thờ tự, tưởng niệm cha là Giám sát ngự sử Nguyễn Trọng Dực (năm Mậu Ngọ 1858) và trở thành nhà thờ họ chi II ngày nay – nơi thợ tự các nhân vật lịch sử có công với dân, với nước, như Giám sát ngự sử Nguyễn Trọng Dực;  Song nguyên Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập; Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục Nguyễn Hữu Dụng và các hậu duệ của chi họ.

Tham dự lễ đón nhận có các đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Mậu Thanh – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao; Bùi Đình Long – Bí thư Huyện ủy Nam Đàn và đông đảo con cháu dòng tộc họ Nguyễn Hữu khắp mọi miền Tổ quốc. Ảnh: Minh Chi
Tham dự lễ đón nhận có các đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Mậu Thanh – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao; Bùi Đình Long – Bí thư Huyện ủy Nam Đàn và đông đảo con cháu dòng tộc họ Nguyễn Hữu khắp mọi miền Tổ quốc. Ảnh: Minh Chi

Chi II họ Nguyễn Hữu trở thành  nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của con cháu trong dòng họ và hàng năm diễn ra nhiều kỳ lễ trọng của dòng họ.

Chính nơi đây, vào giai đoạn cách mạng 1930-1931 trở thành nơi tụ họp thanh niên, nơi tập trung nhân dân trong làng kéo đi tham gia cuộc biểu tình  “Xô Viết Nghệ Tĩnh 12 tháng 9 năm 1930” tại Hưng Nguyên; nơi tổ chức họp bí mật của Chi bộ Đảng và địa điểm học “Bình dân học vụ” của nhân dân trong vùng.

Lễ rước Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh về nhà thờ Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu. Ảnh: Minh Chi
Lễ rước Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh về nhà thờ Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu. Ảnh: Minh Chi

Tại nhà thờ Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu hiện vật cổ, quý có giá trị lịch sử và nghệ thuật, như bia đá, gia phả, câu đối, đại tự, biển gỗ bằng chữ Hán.

Đặc biệt, là 2 bia đá được lập năm 1867 và 1880 cách ngày nay hàng trăm năm, biển gỗ “Ân tứ vinh quy” được lưu giữ từ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức (1862). Đây là những cứ liệu lịch sử gốc, chứng minh công trạng của các vị tiên tổ của Chi II họ Nguyễn Hữu, làng Trung Cần.

Với những giá trị lịch sử đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3598/QĐ-UBND, ngày 7/8/2017 về việc xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích lịch sử nhà thờ chi II, họ Nguyễn Hữu, xã Nam Trung nhằm đưa vào quản lý và có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Phó
Đồng chí Đinh Viết Hồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu. Ảnh: Minh Chi

Phát biểu tại lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng đánh giá cao những đóng góp của dòng họ Nguyễn Hữu nói chung và Chi họ II trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước suốt chặng dài lịch sử của dân tộc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Chi II, dòng họ Nguyễn Hữu tiếp tục làm tốt hơn nữa việc bảo vệ và  phát huy giá trị di tích, trở thành địa chỉ lịch sử - văn hóa tâm linh; góp phần vun đắp truyền thống dòng họ, đóng góp nhiều công sức xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Minh Chi

tin mới

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).

Quỳnh Lưu

Phong trào tiếp sức cho học sinh nghèo ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Cùng với nhiều hoạt động chăm lo công tác an sinh xã hội, thời gian qua các Chi bộ, đảng bộ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh chương trình “Tiếp sức đến trường” hết sức ý nghĩa nhằm giúp các em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được đến trường trong năm học mới.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại nhà ga hành khách quốc nội

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau:

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(Baonghean.vn) - Chỉ tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh; tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.