Chính phủ Mỹ mở cửa: Củng cố sức mạnh cho Chủ tịch Hạ viện Pelosi và đảng Dân chủ Mỹ

Theo Thùy Linh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chiến thắng này sẽ giúp củng cố sức mạnh của bà Nancy Pelosi nói riêng và đảng Dân chủ nói chung trong 2 năm tới khi “đối đầu” với Tổng thống Trump.

Cách đây 2 tháng, bà Nancy Pelosi đang phải đối mặt với một “cuộc chiến” nội bộ đảng Dân chủ để được đề cử làm Chủ tịch Hạ viện sau khi đảng này giành được quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2018.

Khi đó, bà đối mặt với những hoài nghi rằng liệu bà có phải là người phù hợp để dẫn dắt Hạ viện hay không, thậm chí nhiều thành viên đã yêu cầu bà nên từ bỏ quyền lực.

Chính phủ Mỹ mở cửa: Củng cố sức mạnh cho Chủ tịch Hạ viện Pelosi và đảng Dân chủ Mỹ  ảnh 1
Bà Nancy Pelosi nhậm chức Chủ tịch Hạ viện ngày 3/1. Ảnh: CNBC

Hiện tại, chỉ vài tuần sau khi chính thức nhận chiếc búa quyền lực của Hạ viện, nữ nghị sỹ California này đã “đánh bại” Tổng thống Trump trong “cuộc chiến” đầu tiên, định hình bối cảnh của nhiệm kỳ quốc hội thứ 116, đồng thời củng cố thêm quyền lực của bà tại Hạ viện nói chung và trong đảng Dân chủ nói riêng.

1-0 và lợi thế cho những cuộc “đối đầu” tương lai

Tổng thống Trump đã “đầu hàng” bà Pelosi và lãnh đạo Phe Thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer trong ngày 25/1, dù trước đó ông tuyên bố sẽ không bao giờ mở cửa chính phủ trở lại mà không giành được thắng lợi về cam kết tranh cử 2016 của mình: một bức tường biên giới kiên cố giữa Mỹ và Mexico.

Tuy nhiên, cũng giống như những gì bà đã làm với những thành viên Dân chủ phản đối mình cách đây khoảng 2 tháng, bà Pelosi chờ cho tới khi ông Trump không thể “dấn” thêm được nữa.

Giữa những làn sóng tin tức về hàng trăm ngàn nhân viên làm việc không lương hay phải tạm nghỉ phép xuất hiện tại các ngân hàng thực phẩm hay các sân bay thiếu nhân viên an ninh trên khắp cả nước do tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa, thì dư luận đổ lỗi cho Tổng thống Trump về sự hỗn loạn này. Bà Pelosi đã nắm phần thắng.

“Không ai nên đánh giá thấp Chủ tịch Hạ viện, như Tổng thống Trump đã nhận được bài học”, ông Schumer nói với các phóng viên ngày 25/1.

Chiến thắng của bà Pelosi trước ông Trump sẽ củng cố thêm quyền lực của bà tại Hạ viện cũng như quyền lực đa số của đảng Dân chủ tại cơ quan dân biểu này. Sẽ còn nhiều vẫn đề bất đồng giữa 2 phe Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội và với Tổng thống trong các vấn đề như cuộc điều tra Nga, vấn đề người nhập cư hay vấn đề y tế.

Tổng thống Trump không chỉ thua trong kế hoạch ngân sách xây bức tường biên giới, ông cũng phải “cúi mình” trước yêu cầu của bà Pelosi: hoãn đọc thông điệp liên bang - sự kiện quan trọng và có ý nghĩa với chính ông Trump.

Các thành viên đảng Cộng hòa dường như cũng phải thừa nhận bà Pelosi thực sự là đối thủ “khó chơi” của Tổng thống Trump. “Bà ấy không phải là người dễ bị đánh bại”, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Mark Meadows, một đồng minh của ông Trump và là người ủng hộ việc Tổng thống Trump đóng cửa chính phủ.

Bản thân Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng về tình trạng chính phủ đóng cửa kéo dài hơn 1 tháng qua. Trong một cuộc gặp căng thẳng với các quan chức Nhà Trắng ngày 24/1 sau khi theo dõi các tin tức tiêu cực về tình trạng chính phủ đóng cửa, ông Trump nói rằng: “Bà Nancy sẽ không bao giờ cho tôi những gì tôi muốn [về bức tường biên giới-ND], Politico dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết. Và ngày hôm sau, ông Trump đã phải chịu thua. 

Tổng thống Trump đồng ý mở cửa lại chính phủ cho đến ngày 15/2, mà không nhận được 5,7 tỷ USD mà ông yêu cầu cho bức tường biên giới.

Chiến thắng không dễ dàng 

Trên Twitter ngập tràn những lời đánh giá cao bà Pelosi và bà đã “đánh bại” tổng thống như thế nào. Tất nhiên, chiến thắng cũng không dễ dàng đến với bà Pelosi. Bà đã phải tiến hành những cuộc họp kín nội bộ đảng để đảm bảo sự đoàn kết.

Một số thành viên trong đảng Dân chủ cảm thấy không thoải mái về tác động của tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa và đã thúc giục bà Pelosi nên tính đến những thỏa hiệp gần đây của Tổng thống Trump.

Và câu trả lời của bà Pelosi là: “Đừng từ bỏ và hãy đoàn kết cùng nhau”. Bà nói với các thành viên Dân chủ rằng: “Nếu chúng ta lùi bước trước Tổng thống Trump về bức tường biên giới, chúng ta sẽ thua. Hiện tại chúng ta đang thắng”.

Ngay cả những nghị sỹ Dân chủ ở Hạ viện ủng hộ quan điểm cứng rắn “không đàm phán cho tới khi chính phủ mở cửa” của bà Pelosi cũng có lúc hoài nghi. Họ lo ngại chính phủ đóng cửa càng lâu thì sẽ càng khó để có thể đoàn kết cùng nhau. Một số thậm chí còn thừa nhận rằng họ có thể sẽ phải đầu hàng yêu cầu ngân sách xây tường biên giới của Tổng thống Trump.

Trong cuộc họp kín của các nghị sỹ Dân chủ tại Hạ viện ngày 23/1, bà Pelosi đã bảo vệ chiến lược “không đàm phán” của mình.

“Hãy hiểu rằng, có một kế hoạch. Đó là làm việc vì chính chúng ta”. Bà còn nhắc lại năm 2005 đảng Dân chủ đã đánh bại những nỗ lực của Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush về tư nhân hóa an ninh xã hội bằng cách đoàn kết và kiên định với một thông điệp đơn giản, tương tự như những gì họ đang làm hiện nay. Đảng Dân chủ cũng đã làm cách này với quỹ Obamacare khi chính phủ Mỹ năm 2013.

Bà Pelosi làm được 1 điều quan trọng mà ông Trump không thể: bà giữ những chia rẽ trong các cuộc họp kín nội bộ. Còn ông Trump, người thay đổi quan điểm về những gì mình muốn gần như “hàng ngày” đã không thể giữ được sự đoàn kết của đảng Cộng hòa về yêu cầu bức tường biên giới - điều mà họ không hoàn toàn ủng hộ ngay từ đầu.

“Sự đoàn kết của chúng tôi chính là sức mạnh và có thể Tổng thống đã đánh giá thấp điều đó”, bà Pelosi nói với các phóng viên ngày 25/1.

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.