Chuyên gia giải thích lý do vì sao Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với 'Dòng chảy phương Bắc-2'
Hoa Kỳ quen thói quan liêu nên cứ mỗi quý lại đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với "Dòng chảy phương Bắc 2", đây là một yếu tố trong chính sách đối nội của Hoa Kỳ, nhưng điều này không nguy hiểm, Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Nga Grivach cho biết.
Thói quen quan liêu
Ngoại trưởng Antony Blinken trước đó cho biết, chính quyền Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 2 tàu và 1 công ty liên quan đến Nga tham gia dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc 2".
"Một mặt, đây là quán tính của bộ máy quan liêu, mặt khác là một yếu tố của chính trị trong nước. Chính quyền Biden đang chịu áp lực từ phía các nghị sĩ vì lý do chính trị và lấy lại tiền từ các nhà vận động hành lang.Chính vì thế mà chính quyền này mỗi quý lại đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với một số tàu riêng lẻ, một mặt vì để tuân thủ các thỏa thuận với Đức, mặt khác để chứng tỏ rằng chính quyền vẫn đang trung thành với chính sách trừng phạt", ông Grivach nói.
Lắp đặt hệ thống "Dòng chảy phương Bắc - 2". Ảnh tư liệu |
Theo chuyên gia, các biện pháp trừng phạt gây khó chịu và tạo ra bất tiện trong hoạt động của tàu, nhưng không nguy hiểm gì, và cả chủ tàu lẫn các thuyền trưởng đều có thể thích ứng trong điều kiện mới.
Các biện pháp trừng phạt mới đối với "Dòng chảy phương Bắc 2"
Các quan chức Mỹ đang đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với 2 tàu và 1 công ty có liên quan với Nga tham gia vào dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc 2", Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo.
"Các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng đối với Công ty Transadria Ltd... tàu của công ty này là Marlin sẽ được đưa vào diện tài sản bị phong tỏa", thông cáo báo chí cho biết. Ngoại trưởng Hoa Kỳ không nêu tên con tàu thứ hai.
Theo trang web Marinetraffic, Marlin là một tàu tiếp tế hoạt động dưới cờ Nga.