Đặc sắc lễ hội Bốc Mó của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An

Đặc sắc lễ hội Bốc Mó của đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Ngày 28/4, tại xóm Mo, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp đã tổ chức lễ hội Bốc Mó. Lễ Bốc Mó của cộng đồng dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Lễ Bốc Mó còn có tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm - một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ có từ xa xưa. Mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng. Ảnh: Đình Tuyên

Lễ Bốc Mó còn có tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm - một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ có từ xa xưa. Mó nước là nguồn nước ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng. Ảnh: Đình Tuyên

Lễ vật chính trong lễ Bốc Mó gồm một cỗ xôi, gà, bánh sừng trâu, bánh trôi, rượu, trầu cau... Thầy mo là người đại diện cho dân làng thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Bốc Mó, xin các vị thần linh về chứng giám cho tấm lòng thành của dân làng. Ảnh: Đình Tuyên

Lễ vật chính trong lễ Bốc Mó gồm một cỗ xôi, gà, bánh sừng trâu, bánh trôi, rượu, trầu cau... Thầy mo là người đại diện cho dân làng thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Bốc Mó, xin các vị thần linh về chứng giám cho tấm lòng thành của dân làng. Ảnh: Đình Tuyên

Kết thúc nghi thức cúng, tất cả người dân cùng tổ chức múa hát những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc Thổ như: làn điệu Dạ ơi; Khai khai rế; Tập tính tập tang; Hát giao duyên; nhảy sạp, múa sạp... Ảnh: Đình Tuyên

Kết thúc nghi thức cúng, tất cả người dân cùng tổ chức múa hát những làn điệu dân ca độc đáo, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa của dân tộc Thổ như: làn điệu Dạ ơi; Khai khai rế; Tập tính tập tang; Hát giao duyên; nhảy sạp, múa sạp... Ảnh: Đình Tuyên

Thanh niên trai tráng hội tụ cùng khơi thông Mó nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ao chuôm đầy nước. Ảnh: Đình Tuyên
Thanh niên trai tráng hội tụ cùng khơi thông Mó nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ao chuôm đầy nước. Ảnh: Đình Tuyên
Theo lời kể của các cụ cao niên cho biết, đất làng Mo cổ, gọi là đất “Mụ Quá”, tức là đất Quả phụ do chồng đi làm nghĩa quân bảo vệ đất nước bị hy sinh. Từ thời tổ xưa khi khai trương lập làng phải tranh giành đất đai và nguồn nước, thấy nơi đây có mó nước, có sông có suối, địa hình hiểm trở lại có thế chiến lược “dễ thủ, khó công”, cho nên các dòng họ lớn đã ưu tiên cho bà tổ quả phụ ở mảnh đất làng Mo này để dựng làng an cư tại đây. Họ biết rằng mảnh đất đắc đạo này có nhiều ưu thế về địa lý nhưng cũng đẹp về địa hình, rất linh thiêng nên người dân nơi đây đã chăm lo thờ phụng, bảo vệ tôn tạo và quý trọng Mó nước. Ảnh: Đình Tuyên

Theo lời kể của các cụ cao niên cho biết, đất làng Mo cổ, gọi là đất “Mụ Quá”, tức là đất Quả phụ do chồng đi làm nghĩa quân bảo vệ đất nước bị hy sinh. Từ thời tổ xưa khi khai trương lập làng phải tranh giành đất đai và nguồn nước, thấy nơi đây có mó nước, có sông có suối, địa hình hiểm trở lại có thế chiến lược “dễ thủ, khó công”, cho nên các dòng họ lớn đã ưu tiên cho bà tổ quả phụ ở mảnh đất làng Mo này để dựng làng an cư tại đây. Họ biết rằng mảnh đất đắc đạo này có nhiều ưu thế về địa lý nhưng cũng đẹp về địa hình, rất linh thiêng nên người dân nơi đây đã chăm lo thờ phụng, bảo vệ tôn tạo và quý trọng Mó nước. Ảnh: Đình Tuyên

Cúng thần Mó và làm lễ bốc mó thường diễn ra vào dịp mồng 10/3 (âm lịch) hàng năm, nếu hạn hán kéo dài có thể lễ cúng vào mồng 10/6 (âm lịch). Họ cầu cúng các chư vị thần linh như thần núi, thần cây, thần mó, cúng thổ công long mạch, thổ thần bản địa, đặc biệt là cầu cúng cho vua cha Ngọc Hoàng luôn luôn chứng giám, phù hộ độ trì cho nguồn nước chảy mãi không cạn, mưa lũ không lở, nước không đục cặn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cho ao chuôm đầy nước, cho đồng ruộng tốt tươi, cho người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Đình Tuyên

Cúng thần Mó và làm lễ bốc mó thường diễn ra vào dịp mồng 10/3 (âm lịch) hàng năm, nếu hạn hán kéo dài có thể lễ cúng vào mồng 10/6 (âm lịch). Họ cầu cúng các chư vị thần linh như thần núi, thần cây, thần mó, cúng thổ công long mạch, thổ thần bản địa, đặc biệt là cầu cúng cho vua cha Ngọc Hoàng luôn luôn chứng giám, phù hộ độ trì cho nguồn nước chảy mãi không cạn, mưa lũ không lở, nước không đục cặn, cầu cho mưa thuận gió hòa, cho ao chuôm đầy nước, cho đồng ruộng tốt tươi, cho người dân ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Đình Tuyên

Cùng với lễ cúng linh thiêng, đậm bản sắc dân tộc Thổ, người dân nơi đây còn cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian. Ảnh: Đình Tuyên

Cùng với lễ cúng linh thiêng, đậm bản sắc dân tộc Thổ, người dân nơi đây còn cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian. Ảnh: Đình Tuyên

Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc Thổ huyện Quỳ Hợp giới thiệu tới du khách về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc Thổ nói riêng. Qua đó, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, tuyên truyền cho người dân hiểu và từng bước gìn giữ, thực hành nghi lễ nơi cửa Mó đảm bảo tính tâm linh tốt đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc Thổ huyện Quỳ Hợp giới thiệu tới du khách về nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc Thổ nói riêng. Qua đó, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng, tuyên truyền cho người dân hiểu và từng bước gìn giữ, thực hành nghi lễ nơi cửa Mó đảm bảo tính tâm linh tốt đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.