Xã hội

Đặc sản bò giàng Nghệ An vào vụ Tết

Đức Anh - Đào Thọ 11/01/2025 18:38

Tết Nguyên đán 2025 đã cận kề, thời điểm này các bà con vùng cao Kỳ Sơn đang tất bật chuẩn bị món bò giàng, là đặc sản núi rừng để phục vụ thực khách miền xuôi.

bna_0169.jpg
Kỳ Sơn cách thành phố Vinh hơn 200 km, là nơi có văn hóa, ẩm thực đa dạng, phong phú. Trong đó, món bò giàng được xem là đặc sản ở vùng núi cao này. Ảnh: Đức Anh
Trong đó, món bò giàng được xem là đặc sản ở vùng núi cao này. Ảnh: Đức Anh
"Giàng” trong tiếng Thái có nghĩa là thịt để gác bếp. Ngày xưa, mỗi khi có việc hệ trọng, phải mổ nhiều bò, lợn để cúng tế và thiết đãi dân làng nên không thể dùng hết thịt trong một vài ngày. Bà con nghĩ ra cách “giàng” lên gác bếp để hấp thụ lượng nhiệt từ bếp lửa, làn khói bếp sẽ chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại, giữ cho thịt thơm ngon. Ảnh: Đức Anh
bna_0014.jpg
Ngày nay, với sự độc đáo, hấp dẫn, bò giàng đã vượt ra khỏi phạm vi các huyện vùng cao để xuôi về đồng bằng và thành phố, trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: Đức Anh
bna_0180.jpg
Dịp Tết Nguyên đán, bò giàng Kỳ Sơn là sản phẩm có mức tiêu thụ khá mạnh, vì thế đã thu hút đông đảo bà con thuộc huyện miền núi cao Kỳ Sơn tham gia sản xuất, cung ứng cho thị trường. Chị Bùi Thị Quế - chủ một cơ sở sản xuất bò giàng ở huyện Kỳ Sơn cho biết: "Cứ mỗi dịp Tết đến, mức tiêu thụ bò giàng cao gấp 10 lần so với ngày thường, nên chúng tôi phải tất bật làm ngày, làm đêm, nhưng cũng không thể đủ để cung cấp cho thị trường". Ảnh: Đức Anh
bna_0270.jpg
Chị Quế, người có hơn 20 năm trong nghề sản xuất bò giàng cho hay, muốn bò giàng ngon trước tiên phải có nguồn nguyên liệu tốt. Hiện nay, nhiều huyện vùng cao cũng sản xuất bò giàng để cung ứng cho thị trường, nhưng riêng bò giàng Kỳ Sơn vẫn có những nét khác biệt bởi bò Kỳ Sơn được người dân nuôi thả tự nhiên, vì thế, thịt có vị ngọt, bùi, thơm rất riêng. Ảnh: Đức Anh
bna_0353.jpg
Chờ khoảng 10 phút cho gia vị ngấm, thịt được xâu vào thanh tre. Ảnh: Đức Anh
bna_0264.jpg
Thịt sau đó được đặt lên gác bếp, từ lúc này trở đi, bếp phải luôn đỏ lửa. Ảnh: Đức Anh
bna_0007.jpg
Củi đun phải là loại củi có than đượm, cháy đều và không nhiều khói. Ảnh: Đức Anh
bna_0031.jpg
Chờ đến khi miếng thịt săn nhỏ, xé thớ thịt có những sợi màu đỏ nhạt là lúc bò giàng đã chín, có thể dùng cho mỗi bữa ăn. Ảnh: Đức Anh
bna_0042.jpg
Có thể nói, bò giàng Kỳ Sơn vừa có vị thơm ngon của thịt, vị cay của ớt và tỏi, vị mặn của muối, vị chua của chanh và có cả vị hăng của làn khói bếp. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn như mời gọi hương vị của núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Thứ đặc sản này là món ăn đang được nhiều người lựa chọn trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Và giờ đây bà con vùng cao Kỳ Sơn cũng xem chế biến bò giàng như là một nghề ổn định, tạo nguồn thu nhập cao cho gia đình, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: Đức Anh
Video: Quy trình sản xuất bò giàng Kỳ Sơn. Clip: Đức Anh

Mới nhất

x
Đặc sản bò giàng Nghệ An vào vụ Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO