Để vùng ven thực sự là vệ tinh của đô thị Thành phố Vinh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Định hướng phát triển cho Nghệ An, Nghị quyết 26/NQ-TW nhấn mạnh tính hợp tác, liên kết vùng, theo đó, cùng với TP Vinh giữ vai trò trung tâm, đầu tàu cực tăng trưởng phía Nam, các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên… là vệ tinh phối hợp.

Bước ngoặt về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử EM-Tech tại KCN VSIP Nghệ An 1, đứng chân tại địa bàn Hưng Nguyên sử dụng trên 8.000 lao động, trong đó chủ yếu là lao động Hưng Nguyên, Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Hải

Nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử EM-Tech tại KCN VSIP Nghệ An 1, đứng chân tại địa bàn Hưng Nguyên sử dụng trên 8.000 lao động, trong đó chủ yếu là lao động Hưng Nguyên, Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Hải

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, Hưng Nguyên và Nghi Lộc là 2 trong số các đơn vị cấp huyện có các chỉ số tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp tích cực nhất. Cùng với phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, các địa phương đang nỗ lực và quyết tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, tìm cách chinh phục những thách thức đặt ra trong thực tiễn.

Theo báo cáo của huyện Hưng Nguyên, giai đoạn 2013-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,08%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 20,4 triệu đồng (năm 2013) lên 48 triệu đồng (năm 2021); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 38,68% (năm 2013) lên 46,1% (năm 2021), tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 27,31% (năm 2013) xuống còn 18,5% (năm 2021). Thu ngân sách bình quân giai đoạn 2013-2021 tăng 12,5%. Trong đó năm 2013 đạt 91,57 tỷ đồng, năm 2021 đạt 546 tỷ đồng.

Ông Phạm Quốc Việt - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đánh giá: Thành công lớn nhất trong nhiệm kỳ qua cũng như gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Hưng Nguyên là thu hút được nhà đầu tư hạ tầng công nghiệp lớn nhất vào địa bàn. Mặc dù mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1 nhưng với 22 dự án đi vào hoạt động, Khu công nghiệp VSIP đã thu hút gần 5.000 lao động địa phương vào làm việc. Cùng với 200 doanh nghiệp và 175 cơ sở sản xuất được thành lập mới, mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho từ 3.000 đến 3.500 lao động.

Lao động đến tìm kiếm cơ hội việc làm tại KCN VSIP Nghệ An 1 đứng chân trên địa bàn xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh: Nguyễn Hải

Lao động đến tìm kiếm cơ hội việc làm tại KCN VSIP Nghệ An 1 đứng chân trên địa bàn xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh: Nguyễn Hải

Trên thực tế, trong từng nội bộ ngành cũng có chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Nhờ có các nhà máy trong khu công nghiệp ra đời và tận dụng lợi thế huyện ven thành phố Vinh nên các ngành nghề hoạt động xây dựng và thương mại, dịch vụ tại Hưng Nguyên phát triển hơn, con em lao động dù ly nông nhưng ít phải ly hương hơn.

Tương tự, sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, huyện Nghi Lộc phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, huyện từng bước trở thành vùng phát triển kinh tế công nghiệp trọng điểm, năng động của tỉnh.

Tàu vào lấy hàng clinker của Xi măng The Vissai tại cảng chuyên dụng Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Ảnh: Nguyễn Hải

Tàu vào lấy hàng clinker của Xi măng The Vissai tại cảng chuyên dụng Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Ảnh: Nguyễn Hải

Bình quân giai đoạn 2013 - 2021, quy mô kinh tế huyện (GRDP) Nghi Lộc cao gấp 2 lần so với năm 2013. Năm 2021 quy mô kinh tế của huyện đạt cao nhất với 26.086 tỷ đồng. Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 chỉ khoảng trên 9% thì giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,53%; năm 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tăng trưởng thấp hơn nhưng vẫn đạt 7,51%, tổng giá trị sản xuất đạt 18.590,532 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản. Cụ thể, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ lần lượt là 30,76% - 39,19% -30,05% vào năm 2013, và đến năm 2021 tỷ trọng này lần lượt là 16,2% - 58,5% - 25,3%.

Ông Nguyễn Bá Điệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc chia sẻ: Thực hiện Nghị quyết 26, nhất là trong 5 năm trở lại đây, cả hệ thống chính trị huyện và xã đã thực sự nỗ lực, cố gắng. Là địa bàn trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh, có thời điểm cùng lúc, huyện triển khai thu hồi hàng ngàn ha đất cho các dự án hạ tầng KCN WHA và các dự án trọng điểm khác nên khá áp lực và căng thẳng. Tuy vậy, được sự hỗ trợ đồng hành của tỉnh và sự chia sẻ của người dân nên phần lớn các dự án đều được bàn giao mặt bằng đúng hạn. Hiện nay, ngoài tạo ra giá trị công nghiệp, các dự án trong và ngoài Khu kinh tế đã mang lại việc làm cho trên dưới 10.000 lao động địa phương.

Kiểm tra, lắp đặt dây chuyền thiết bị tại Khu liên hợp sản xuất Vật liệu xây dựng cao cấp của Công ty Trung Đô Nghi Văn. Ảnh: Nguyễn Hải

Kiểm tra, lắp đặt dây chuyền thiết bị tại Khu liên hợp sản xuất Vật liệu xây dựng cao cấp của Công ty Trung Đô Nghi Văn. Ảnh: Nguyễn Hải

Áp lực khi bước vào giai đoạn mới

Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng so với yêu cầu đề ra, đại diện các địa phương cũng thẳng thắn thừa nhận đó mới chỉ là bước đầu. Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26 trong giai đoạn mới, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, các địa phương đề ra các đề án, kế hoạch để cụ thể hóa. Chẳng hạn, với lợi thế là huyện nông nghiệp ven TP Vinh, cùng với khuyến khích người dân đầu tư vốn phát triển các ngành nghề làm vệ tinh cho đô thị, huyện Hưng Nguyên triển khai Đề án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Theo đó, cùng với khuyến khích, hỗ trợ tích tụ ruộng đất để đầu tư xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà màng và xây dựng cánh đồng mẫu lớn, huyện đặt mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp khai thác khoảng 200 ha vùng đất bãi để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như dưa lưới, các cây trồng dược liệu…

Mô hình nho trên đất 2 lúa tại xã Nghi Trung, Nghi Lộc vừa phục vụ du lịch trải nghiệm và mang lại hiệu quả kinh tế khi mỗi sào cho thu nhập trên 20 triệu đồng/vụ. Ảnh: Nguyễn Hải

Mô hình nho trên đất 2 lúa tại xã Nghi Trung, Nghi Lộc vừa phục vụ du lịch trải nghiệm và mang lại hiệu quả kinh tế khi mỗi sào cho thu nhập trên 20 triệu đồng/vụ. Ảnh: Nguyễn Hải

Trong khi đó, huyện Nghi Lộc với lợi thế có vùng bán sơn địa, nguồn tài nguyên đất đồi phong phú, nên song song với thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để bàn giao đất triển khai KCN WHA giai đoạn 2 tại xã Nghi Đồng và Nghi Hưng, huyện mạnh dạn thu hút đầu tư, mở rộng các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, dệt may, điện tử… tại các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Trung, Nghi Diên… để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn.

Theo định hướng, đến năm 2025, địa giới TP Vinh sẽ được điều chỉnh mở rộng, sáp nhập thêm 5 xã, thị trấn phía Đông đường tránh Vinh của Hưng Nguyên và 15 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc gồm các xã từ Nam Cấm trở vào (theo đề xuất mới nhất thì toàn bộ Thị xã Cửa Lò và 9 xã thuộc địa bàn Nghi Lộc sẽ được sát nhập về TP Vinh). Do đó, việc quy hoạch vùng trong từng huyện để đầu tư phát triển có những khó khăn, quá trình xây dựng quy hoạch cấp huyện vừa qua, các huyện Hưng Nguyên hay Nghi Lộc dù xác định là đô thị vệ tinh của TP Vinh vẫn còn có không ít băn khoăn về lựa chọn phương án.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của ông Phạm Quốc Việt - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hưng Nguyên, để trở thành vệ tinh của thành phố Vinh như định hướng của Nghị quyết 26, huyện đã định hướng khai thác lợi thế của mình, song do năng lực nội tại còn khiêm tốn, dẫn đến quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Một ví dụ đơn giản là huyện bước đầu đã định hình được một vài sản phẩm OCOP tiêu biểu để ưu tiên đầu tư nhưng do quy mô còn quá nhỏ nên rất khó tạo đột phá. Vì vậy, quá trình phát triển, để tăng cường liên kết và hợp tác theo đúng mục tiêu là vệ tinh của đô thị Vinh thì tỉnh cũng như Trung ương cần có cơ chế hỗ trợ cụ thể và lớn hơn cho các địa bàn ven đô./.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.