Đô Lương đảm bảo tăng trưởng hợp lý và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra

Hoàng Văn Hiệp - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn)- Năm 2022, huyện Đô Lương đã phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh...
Thị trấn Đô Lương về đêm. Ảnh: TL HV
Thị trấn Đô Lương về đêm. Ảnh: TL HV

Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, các cấp, ngành cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức, đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân, huyện Đô Lương tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,91% đã tạo ra khí thế, động lực mới để phấn đấu từng bước đưa Đô Lương trở thành huyện mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, đạt huyện nông thôn mới; thị trấn Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV và hướng tới thành lập thị xã Đô Lương.

Năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng huyện đã mạnh dạn đổi mới trong quản lý, điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế; đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức xã hội và Nhân dân đã nỗ lực vượt khó đi lên, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế của huyện. Năm 2022, tổng giá trị gia tăng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.534,25 tỷ đồng, bằng 100,03% so với kế hoạch, tăng 10,91% so với năm 2021. Trong đó, giá trị gia tăng ngành: Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt 1.439,27 tỷ đồng, tăng 3,13% so với năm 2021; Công nghiệp - Xây dựng cơ bản đạt 3.461,84 tỷ đồng, tăng 14,96% so với năm 2021; Dịch vụ đạt 4.633,15 tỷ đồng, tăng 10,59% so với năm 2021. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 66,65 triệu đồng/năm, tăng 12,97% so với năm 2021.

Huyện Đô Lương có nhiều hoạt động thiết thực trong ngày đại đoàn kết toàn dân. Ảnh: PV

Huyện Đô Lương có nhiều hoạt động thiết thực trong ngày đại đoàn kết toàn dân. Ảnh: PV

Đặc biệt, huyện đạt kết quả cao trong thu ngân sách, ước thực hiện cả năm bằng 307,13% dự toán Pháp lệnh và 225,84% dự toán HĐND huyện giao (trong đó, tổng thu không tính tiền sử dụng đất ước đạt 187% dự toán Pháp lệnh và 134% dự toán HĐND huyện giao, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2021).

Cũng trong năm qua, với sự tập trung cao vào thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nên sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 22.954,91 ha và tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 109.078 tấn. Huyện đã thực hiện đạt hiệu quả cao mô hình thâm canh lúa thuần chất lượng cao ST25 gắn với bao tiêu sản phẩm, các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất giống chanh không hạt, dưa lưới, nho Hạ đen, dưa chuột Bee, mô hình trồng tràm... và thực hiện tốt Chương trình OCOP. Đồng thời, ban hành Đề án “Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp huyện Đô Lương giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Điều tra, đánh giá và thành lập bản đồ thổ nhưỡng các xã vùng Tây Bắc của huyện để trồng các loại cây phù hợp các loại đất. Trong các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... huyện Đô Lương cũng phấn đấu đạt kết quả tốt.

Lãnh đạo huyện Đô Lương thăm mô hình trồng chanh không hạt tại xã Thuận Sơn. Ảnh: HV

Lãnh đạo huyện Đô Lương thăm mô hình trồng chanh không hạt tại xã Thuận Sơn. Ảnh: HV

Để thực hiện mục tiêu được công nhận huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, thời gian qua, huyện Đô Lương đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí xã NTM và NTM nâng cao, đồng thời, làm việc, kiểm tra tiến độ tại 10 xã (theo kế hoạch năm 2022), đến nay đã trình hồ sơ để tỉnh thẩm định 4 xã Hòa Sơn, Tân Sơn, Tràng Sơn, Đông Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao. Huyện đã phân bổ và hỗ trợ 20.846 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn xây dựng NTM cho 24 xã (trong đó, 9.050 tấn xi măng chỉ tiêu tỉnh hỗ trợ năm 2021 và 11.796 tấn xi măng từ ngân sách huyện). Đồng thời, huy động được 3.396 tỷ đồng cho xây dựng NTM (trong đó, ngân sách xã 98,902 tỷ đồng; vốn lồng ghép khác 2.850,412 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đầu tư (điện) 19,241 tỷ đồng, vốn người dân đóng góp 413,655 tỷ đồng...); đã huy động được 42.000 ngày công và 2.026 m2 đất nông nghiệp cho xây dựng NTM.

Trên cơ sở phát triển huyện Đô Lương trở thành thị xã theo hướng thương mại, dịch vụ, huyện rất chú trọng và luôn ưu tiên lĩnh vực này. Hiện nay, với 2.446 cơ sở hoạt động hiệu quả trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đã thu hút 13.041 lao động và tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao… Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (giá hiện hành) đạt 8.323,82 tỷ đồng, tăng 12,90% so với cùng kỳ. Cùng với đó, hoạt động thương mại và hàng hóa trên địa bàn phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng, đảm bảo phục vụ nhu cầu cho người dân với tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 812.094 nghìn tấn/km; tổng giá trị ngành dịch vụ (theo giá hiện hành) ước đạt 8.296,55 tỷ đồng, tăng 15,26% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 9.078 tỷ đồng, tăng 9,57% so với cùng kỳ.

Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Đô Lương, huyện Đô Lương. Ảnh tư liệu huyện cung cấp

Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Đô Lương, huyện Đô Lương. Ảnh tư liệu huyện cung cấp

Một trong những kết quả nổi bật thời gian qua, là huyện đã hoàn thiện và được các cấp, ngành chức năng thông qua Đề án “Xây dựng đô thị trung tâm huyện Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm tiền đề cho huyện Đô Lương phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030” và Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Đô Lương, Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Triển khai các thủ tục dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn; từng bước huy động và bố trí nguồn lực xây dựng các công trình trọng điểm, các công trình để đạt tiêu chí đô thị loại IV, phát triển đô thị, như: Trung tâm Phục vụ hành chính công và tiếp công dân huyện; trụ sở làm việc liên cơ quan huyện; đường ven sông Lam; đường vành đai nối từ Quốc lộ 7C đến Quốc lộ 7 đoạn qua các xã Thịnh Sơn – Văn Sơn - Yên Sơn - thị trấn – Lưu Sơn - Đặng Sơn; nâng cấp, mở rộng đường giao thông Tràng – Minh nối Quốc lộ 15A từ đền Quả Sơn đến Quốc lộ 7A tại vị trí đền Đức Hoàng.

Công ty May Minh Anh hoạt động hiệu quả và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: HV
Công ty May Minh Anh hoạt động hiệu quả và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: HV

Tích cực phối hợp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, thủ tục triển khai các dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách, như: Dự án Khu đô thị Nam thị trấn Đô Lương; Dự án Trung tâm Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Đặng Sơn; Dự án Đầu tư trồng cây gỗ dổi kết hợp giáo dục trải nghiệm và du lịch sinh thái tại xã Văn Sơn; Dự án Nhà máy giặt - Công ty cổ phần Giặt Minh Anh Đô Lương tại xã Minh Sơn; Dự án Nhà máy sản xuất bao bì Hoa Sen tại Cụm công nghiệp Lạc Sơn…

Kết quả đạt được trong năm 2022 là động lực quan trọng để huyện Đô Lương tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu của năm 2023 và từng bước thực hiện đưa địa phương trở thành huyện mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, thị trấn Đô Lương đạt tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã Đô Lương.

tin mới

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.