Đô Lương xuất hiện thêm nhiều đàn lợn bị ốm

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Dịch tả lợn châu Phi mới xuất hiện trên địa bàn huyện Đô Lương cách đây 2 ngày. Hiện nay, có nhiều đàn lợn trên địa bàn huyện đang bị ốm, cơ quan chuyên môn đang lấy mẫu xét nghiệm và tích cực theo dõi.

Địa điểm xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Đô Lương là tại hộ chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Hòa ở xóm Long Minh, xã Minh Sơn vào ngày 4/4.

Ngay sau khi có kết quả dương tính với dịch bệnh tả lợn châu Phi, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã tiến hành các giải pháp chống dịch: lập chốt kiểm dịch, phun hóa chất khử trùng, tiêu hủy lợn…

Thời điểm P.V có mặt tại hiện trường, chốt kiểm dịch tại xã Minh Sơn rất sơ sài, chỉ có một tấm bạt không đạt tiêu chuẩn và vôi bột. Ảnh: Quang An
Thời điểm P.V có mặt tại hiện trường, chốt kiểm dịch tại xã Minh Sơn rất sơ sài, chỉ có một tấm bạt không đạt tiêu chuẩn và vôi bột. Ảnh: Quang An
Tuy nhiên, công tác phòng dịch tại địa bàn có dịch theo ghi nhận của chúng tôi vào đầu giờ chiều 5/4 là chưa được chính quyền địa phương xã Minh Sơn triển khai theo đúng quy định: 2 chốt kiểm dịch trên trục đường 7B sơ sài, mang tính đối phó, không đúng kỹ thuật, lực lượng chốt chặn lung túng; phương tiện phun hóa chất, tiêu hủy lợn không đáp ứng yêu cầu…

Trên địa bàn xóm hiện còn 400 con lợn. Theo chỉ đạo của cấp trên, xóm sẽ kiểm soát chặt đàn lợn hiện có, cấm không cho người dân giết mổ và nhập đàn. Đồng thời khuyến cáo người dân không ra vào ổ dịch.

Ông Nguyễn Đình Đức - Xóm trưởng xóm Long Minh, xã Minh Sơn

 
Sau khi có sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện thì các chốt kiểm dịch mới được triển khai đúng kỹ thuật. Ảnh: Xuân Hoàng
Sau khi có sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện thì các chốt kiểm dịch mới được triển khai đúng quy định kỹ thuật. Ảnh: Xuân Hoàng

Chỉ khi có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo huyện Đô Lương, thì mọi giải pháp phòng dịch mới được triển khai đồng bộ, đúng kỹ thuật. Các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình phòng chống dịch đã được đảm bảo.

Ngay cả công tác tiêu hủy lợn cũng chậm, đến tận 17 giờ, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn mới triển khai công tác tiêu hủy lợn bị dịch. Xã huy động máy xúc, đào hố sâu tiêu hủy theo quy định. 

Người dân địa phương rất lo lắng trước đàn lợn bị dịch tả lợn châu Phi để lâu trong xóm.

Ngay sau khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại xã Minh Sơn, sáng 5/4, UBND huyện Đô Lương đã triển khai cuộc họp khẩn với xã Minh Sơn và 5 xã giáp ranh. Theo đó, chỉ đạo các xã thành lập 8 chốt kiểm dịch; riêng xã Minh Sơn lập 2 chốt, kiểm soát không cho vận chuyển lợn ra vào vùng dịch. Bên cạnh đó, UBND huyện Đô Lương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn toàn huyện; đồng thời triển khai tiêm phòng vắc xin vụ xuân năm 2019. Đô Lương quyết tâm không để dịch tả lợn châu Phi lây lan rộng.

Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương

 
Huyện Đô Lương tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Quang An
Huyện Đô Lương tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm bệnh. Ảnh: Quang An
Huyện Đô Lương hiện có gần 80.000 con lợn, trong đó có 8 trang trại, 100 gia trại; trên địa bàn huyện có 7 lò mổ tập trung và một số điểm giết mổ nhỏ lẻ. Ngay sau khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện, Trạm Thú y huyện tăng cường xuống cơ sở phối hợp với bộ phận thú y các xã kiểm tra chặt chẽ việc giết mổ lợn, đặc biệt là nguồn gốc lợn đưa vào lò mổ. Cùng đó là cấm giết mổ lợn trên địa bàn xã Minh Sơn đang có dịch.
Lo lắng là hiện nay trên địa bàn Đô Lương còn có nhiều hộ đang có lợn ốm.
Ông Võ Đình Khoa - Trưởng Trạm Thú y huyện cho biết: Cuối chiều ngày 5/4, cơ quan thú y đã lấy mẫu xét nghiệm tại 2 hộ chăn nuôi có lợn bị ốm tại xã Xuân Sơn và Minh Sơn.
Sáng 6/4, cơ quan Thú y tiếp tục lấy mẫu lợn bị ốm tại Tiểu đoàn 17, đóng trên địa bàn xã Nhân Sơn.
Hiện các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi người dân hiểu về dịch tả lợn châu Phi, đề nghị các hộ chăn nuôi khai báo với chính quyền địa phương khi có lợn bị ốm.
Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả tại huyện Đô Lương. Clip: Quang An

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.