Đội tự vệ công nông điển hình trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(Baonghean.vn) - Các đội tự vệ công nông lần lượt ra đời dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và đảng bộ địa phương, chi bộ ở các xí nghiệp, đồn điền, làng xã trong những năm 30-31. Đây là lực lượng nòng cốt bảo vệ, hỗ trợ quần chúng nhân dân bãi công, biểu tình khắp nơi, biến hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành "Nghệ - Tĩnh đỏ".

Những tháng đầu năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, hàng loạt cuộc đấu tranh đã nổ ra ở Nghệ Tĩnh. Mở đầu là cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp và Lao Xiêng (13/3); các cuộc bãi công của công nhân Nhà máy rượu (16/3), Nhà máy diêm (22/4).

Để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phương Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp một mặt hứa thực hiện những yêu sách của công nhân, nông dân đề ra; mặt khác huy động một lực lượng lớn binh sĩ và cảnh sát tập trung đàn áp phong trào cách mạng.

Trước tình hình đó, các Đảng bộ ở Nghệ An, Hà Tĩnh nhanh chóng tổ chức các đội tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) làm lực lượng nòng cốt hỗ trợ, bảo vệ quần chúng nhân dân đấu tranh.

Đội Tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh Tư liệu
Đội Tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Ảnh tư liệu

Cuối tháng 6/1930, đội tự vệ Ba Xã (nay là Hậu Lộc, Can Lộc) được thành lập. Ở những địa phương khác, các chi bộ Đảng chọn những thanh niên trung kiên, khỏe mạnh, từ các tổ chức công hội, nông hội, Đoàn Thanh niên cộng sản vào các đội tự vệ. Vũ khí các đội viên chủ yếu là gậy gộc, giáo, mác, liềm hái, búa, kìm.

Ngày 30/8/1930, Huyện ủy Nam Đàn huy động 3.000 nông dân kéo vào huyện lỵ biểu tình thị uy. Rạng sáng 1/9/1930, hơn hai vạn nông dân có các đội Tự vệ đỏ và quần chúng vũ trang hỗ trợ rầm rộ kéo đến phá huyện lỵ Thanh Chương, sau đó trở về làng xã trừng trị bọn tổng lý phản động, làm chủ địa phương.

Tiếp đó, các đội tự vệ công nông giữ vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ, hỗ trợ quần chúng nhân dân bãi công, biểu tình khắp nơi, biến hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trở thành "Nghệ - Tĩnh đỏ", làm rung động toàn bộ bộ máy cai trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Chính quyền thống trị của thực dân Pháp ở nhiều làng xã trên địa bàn Nghệ Tĩnh hoàn toàn tan rã, tê liệt.

Trước tình hình thuận lợi, chính quyền Xô-viết lần lượt được thành lập ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh. Phong trào cách mạng do Đảng bộ địa phương lãnh đạo có các đội Tự vệ đỏ hỗ trợ phát triển ngày càng mạnh mẽ, trở thành đỉnh cao phong trào cả nước.

Nhằm đối phó với cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp mở chiến dịch "khủng bố trắng". Được Trung ương Đảng chỉ đạo, Xứ ủy Trung Kỳ và các đảng bộ tỉnh, huyện, các chi bộ xã ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ đạo các chính quyền Xô viết xây dựng, phát triển các đội Tự vệ đỏ theo hình thức của "Hồng quân công nông".

Ở Nghệ Tĩnh, có tới 9.050 đội viên Tự vệ đỏ, trong đó có 322 đội viên tự vệ cảm tử ở huyện Can Lộc và hàng trăm đội viên tự vệ nữ. Tùy theo điều kiện từng làng xã, lực lượng Tự vệ đỏ được tổ chức biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội; người khỏe mạnh, trung kiên nhất được xếp vào các đội cảm tử. 

Đội tự vệ đỏ ở Hòa Quân – Đông Sớ - Nghệ An trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931.
Đội tự vệ đỏ ở Hòa Quân - Đông Sớ - Nghệ An (1930-1931). Ảnh tư liệu

Sang năm 1931, Phủ toàn quyền Đông Dương điều thêm 150 lính khố xanh từ ngoài bắc vào Nghệ Tĩnh. Chúng đặt sở mật thám ở hai tỉnh lỵ Nghệ An, Hà Tĩnh; đồng thời tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man làm cho tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng ở nhiều thôn, xã gặp khó khăn. 

Trước tình hình đó, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức lực lượng tự vệ ở Nghệ - Tĩnh. Người nêu rõ: "Tổ chức tự vệ của nông dân rất quan trọng trong các cuộc đấu tranh ở thôn xã. Nông hội phải tuyên truyền giải thích trong quần chúng ý nghĩa việc thành lập một đội tự vệ để bảo vệ và kêu gọi quần chúng tham gia". Tháng 4/1931, Xứ ủy Trung Kỳ ban hành Điều lệ về tổ chức đội Tự vệ đỏ. 

Tháng 6/1931, cả Nghệ An và Hà Tĩnh có tới 411 đội tự vệ với 9.148 đội viên, trong đó có hàng trăm đội viên cảm tử và tự vệ nữ. Ban ngày, các đội viên đội Tự vệ đỏ tham gia sản xuất, ban đêm huấn luyện quân sự. 

Trước các cuộc khủng bố gắt gao của địch, để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho đấu tranh lâu dài, từ tháng 6/1931, các tổ chức Đảng ở nhiều nơi rút vào hoạt động bí mật. Trong đó, phần lớn đội viên tự vệ phân tán sống lẫn trong quần chúng nhân dân, một bộ phận rút vào hoạt động bí mật theo các tổ chức Đảng. 

Các đội tự vệ công nông trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là lực lượng vũ trang ban đầu để Đảng tiếp tục kế thừa, vận dụng sáng tạo trong xây dựng các đội du kích, tự vệ chiến đấu, cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi./.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.