Gánh hàng vặt của người mẹ nghèo ở Nghệ An nuôi 3 con vào giảng đường đại học

(Baonghean)- Chồng mất sớm, một mình chị Trần Thị Vân gánh gồng việc mưu sinh và nuôi dạy 3 đứa con thơ dại. Nay cả 3 con đều đã vào đại học.

Cuộc đời truân chuyên

Ngày cặp song sinh Trần Hưng Đại và Trần Hưng Đạt (SN 2002) lên đường nhập học, bà con họ hàng và nhiều người dân xóm 2, xã Thanh Lâm (Thanh Chương) đến tiễn chân. Dù ít dù nhiều, ai cũng có một ít tiền dành trao cho hai em làm lộ phí và trang trải cho những ngày đầu.

Ảnh: Đức Anh
Ông bà ngoại và họ hàng bên nội đến tiễn Trần Hưng Đại và Trần Hưng Đạt lên đường nhập học. Ảnh: Công Kiên

Chiếc xe khách chuyển bánh rồi khuất dần sau dãy núi, chị Trần Thị Vân (SN 1978) sụt sùi: “Từ nay, 4 mẹ con ở 3 chốn xa cách, tôi ở nhà, con gái đầu và cháu Đại học ở Hà Nội, cháu Đạt học ở thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc sống của tôi sẽ bắt đầu rẽ sang bước ngoặt mới, vất vả và gian truân hơn nhiều lần…”.

Năm 1998, chị Vân kết hôn với anh Trần Văn Hương (SN 1976), cặp vợ chồng nghèo bắt đầu xây dựng mái ấm hạnh phúc. Một năm sau, tình yêu kết trái khi bé Trần Thị Lâm Oanh cất tiếng khóc chào đời, ngôi nhà nhỏ đơn sơ có tiếng khóc, cười của con trẻ.

Ảnh: Công Kiên
Dại diện Ban Quản lý xóm trao quà cho Đại và Đạt trước lúc lên đường nhập học. Ảnh: Công Kiên

Anh Hương quanh năm bám ruộng đồng, chắt chiu từng hạt thóc, bắp ngô để lo cuộc sống gia đình. Chị Vân một buổi chạy chợ, bán hàng vặt, thời gian còn lại cùng chồng lo việc đồng áng, chăn nuôi lợn, gà. Năm 2002, gia đình đón thêm  2 thành viên mới, cặp song sinh Hưng Đại - Hưng Đạt chào đời.

Nơi vùng quê vốn nổi tiếng đất cằn sỏi đá, vợ chồng trẻ theo nghề nông, nuôi 3 con thơ thực sự không mấy dễ dàng. Nhìn những đứa trẻ ngày một khôn lớn và chăm ngoan, ngôi nhà đầy ắp tiếng cười, anh chị như quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả.

Ảnh: Công Kiên Hoàn cảnh khó khăn nhưng Trần Hưng Đại và Trần Hưng Đạt luôn vươn lên trong học tập và đạt nhiều thành tích. Ảnh: Công Kiên

Nhưng rồi, năm 2008, một đêm sau mùa gặt, anh Hương ra đồng nơm cá, bắt ếch về cải thiện bữa ăn cho vợ và các con, không may bị ngã. Ban đêm, giữa đồng không mông quạnh không có người hỗ trợ kịp thời, người đàn ông ấy đã không qua khỏi.

Anh Hương từ giã cuộc đời, bỏ lại người vợ trẻ và 3 đứa con thơ mới chỉ biết ăn, biết học. Ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ, nền thấp hơn mặt đường cũng chưa kịp làm lại, tất cả gánh nặng trút lên vai chị Vân. Người vợ trẻ tưởng chừng như ngã quỵ nhưng nghĩ đến các con, chị Vân lấy hết sức gượng dậy.

Ảnh: Công Kiên
Trần Hưng Đại và Trần Hưng Đạt giành được nhiều danh hiệu trong quá trình học tập và rèn luyện. Ảnh: Công Kiên

Lo xong việc tang, chị lại chạy chợ, một mình với ruộng đồng khi không còn người bạn đời bên cạnh. Vóc dáng ngày một gầy teo, sức lực dần cạn kiệt, mỗi lần gặp, những người thân quen luôn đều cảm thấy xót thương cho chị...

Gắng gượng đồng hành cùng các con

Thời gian trôi đi, những đứa trẻ lớn lên trong cảnh nghèo đói, nhọc nhằn thường khôn trước tuổi. Ba đứa con chị Vân cũng vậy, chúng luôn có ý thức chăm lo, bảo ban nhau giúp đỡ mẹ và nỗ lực trong học tập. Năm học nào các cháu Lâm Oanh, Hưng Đại và Hưng Đạt cũng đứng vào tốp đầu của lớp, của trường và đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Một mình mưu sinh và chăm lo đàn con trẻ, chị Vân không tránh khỏi những nỗi nhọc nhằn và tủi khổ.

Ảnh: Công Kiên

Chị Trần Thị Vân bên gánh hàng vặt – nguồn thu nhập chính của gia đình. Ảnh: Công Kiên

“Có những đêm mệt mỏi, nằm thao thức, đến sáng tưởng chừng như không thể dậy nổi, muốn nằm nghỉ một ngày. Nhưng nghĩ đến cái ăn và việc học của bọn trẻ, lại gượng dậy để cho gà, lợn ăn rồi soạn sửa hàng ra chợ”.

Chị Trần Thị Vân, xóm 2, xã Thanh Lâm (Thanh Chương)

Cách đây 3 năm, con gái đầu Lâm Oanh trúng tuyển Học viện Tài chính, chị Vân hết sức mừng vui nhưng không tránh khỏi bao nỗi lo âu khi nghĩ đến 4 năm học của con giữa đất Hà thành. Lâm Oanh động viên mẹ yên lòng, ra học sẽ đi làm thêm kiếm tiền trang trải để mẹ bớt đi gánh nặng.

Đúng như lời hứa, nhập học xong, ban đầu Oanh xin rửa bát ở một quán bình dân, về sau làm gia sư. Đến nay, Oanh đã là sinh viên năm thứ tư, chị Vân cũng đã phải vay ngân hàng 50 triệu đồng để lo việc học cho con gái.

Ảnh: Công Kiên
Chồng mất sớm, một mình chị Vân tần tảo gánh gác việc mưu sinh. Ảnh: Công Kiên

Theo bước chân chị gái, cặp song sinh Hưng Đại - Hưng Đạt cũng học giỏi và đạt điểm cao trong các kỳ thi và nuôi quyết tâm vào đại học. Năm học cuối cấp, cả hai em đều được đứng vào hàng ngũ đảng viên, trở thành tấm gương sáng của Trường THPT Đặng Thai Mai.

Các kỳ nghỉ hè, hai em không có thời gian học thêm hay vui chơi mà lo tranh thủ kiếm tiền giúp mẹ. Đại đi làm công nhân ở xa, Đạt ở nhà đi phụ hồ. Đạt kể: “Em sức yếu hơn anh Đại nên ở nhà gần mẹ, ngày phụ hồ, đêm về đau hết mình mẩy, mẹ phải thức dậy xoa lưng cho em suốt đêm. Thấy đôi mắt mẹ thâm quầng, bàn tay khô ráp, em không kìm được nước mắt, hai mẹ con lại ôm nhau khóc”.

Ảnh: Công Kiên

Chị Trần Thị Vân và hai con trai trước lúc lên đường nhập học. Ảnh: Công Kiên

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Đại đạt 27,38 điểm (khối A) và trúng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Cũng đăng ký khối A, điểm số của Đạt là 26,35 điểm, trúng tuyển Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Một lần nữa, chị Vân đón nhận tin vui nhưng ngay sau đó là bao lo lắng về những tháng ngày phía trước.

“Tôi đang rất lo, vì số tiền nợ 50 triệu đồng cho Lâm Oanh đi học còn nguyên, giờ đến hai em nó. Nhưng cũng đã yên tâm phần nào khi cả Đại và Đạt đều động viên mẹ vững tâm và sẽ tìm việc làm, tự lo việc ăn học sau khi đã ổn định bước đầu. Với tình thương của người mẹ, tôi nguyện sẽ gắng hết khả năng để đồng hành với các con, vì chúng đã chịu bao nỗi thiệt thòi, bất hạnh”, chị Trần Thị Vân chia sẻ.

 “Gia đình chị Trần Thị Vân thuộc diện hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn nhưng bù lại các con của chị đều hiếu học và học giỏi, chăm ngoan, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách. Ở đây, ai cũng cảm phục sự đảm đang, tấm lòng yêu thương và sự dạy dỗ của chị dành cho các con”.

Ông Trần Văn Giáp - Bí thư Chi bộ xóm 2, xã Thanh Lâm (Thanh Chương)

tin mới

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.

Nhân viên

Chật vật như... nhân viên trường học

(Baonghean.vn) - Những người làm công tác y tế, thư viện, kế toán được gọi chung là nhân viên trường học. Họ được ví như những người thầm lặng gánh vác nhiều công việc khác nhau. Nhiều người trong số đó phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa phù hợp.

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

Trường Đại học Vinh được phép tuyển sinh và đào tạo thêm 2 ngành sư phạm mới

(Baonghean.vn) - Ngày 19/2/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 567/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Vinh đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (mã số 7140247) và ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý (mã số 7140249) trình độ đại học.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 hạn chế việc 'khoanh bừa' và 'đoán mò'

(Baonghean.vn) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi về số môn thi, nội dung đề thi. Chính vì thế, việc Bộ Giáo dục-Đào tạo sớm công bố đề thi minh họa các môn thi sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà trường tổ chức dạy học và ôn thi phù hợp.

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông

Hành trình “Được học” của nữ sinh viên người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2023, dự án “Được học” được nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Người quản lý dự án là em Lầu Nguyễn Hương Giang - nữ sinh người Mông đến từ huyện Kỳ Sơn và hiện đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Quan hệ công chúng - Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Lớp 12

Sớm điều chỉnh để thích ứng với các kỳ thi tuyển sinh vào đại học theo chương trình mới

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm triển khai ở bậc trung học phổ thông, chương trình mới và việc thay đổi phương thức thi đã làm thay đổi khá nhiều về cách lựa chọn môn học, môn thi của học sinh ở các trường. Sự thay đổi này cũng buộc các trường phải thích ứng, dù còn rất nhiều khó khăn.