Hai giếng cổ độc đáo giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Ở khối 12, phường Bến Thủy (TP. Vinh) hiện có hai giếng cổ nằm trong khuôn viên nhà dân. Điều đáng nói là những cái giếng này hầu như vẫn còn được giữ nguyên trạng, nước trong vắt và được dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Giếng cổ đầu tiên hiện nằm giữa phần sân cụ Nguyễn Thị Thành (tên thường gọi là Lê Thị Tùng). Cụ Thành năm nay 90 tuổi, có hai con trai là liệt sĩ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Hiện trí nhớ cụ Thành đã giảm sút, không còn nhớ được nhiều.

Giếng cổ
Giếng cổ trong sân gia đình cụ Nguyễn Thị Thành miệng đã được bịt kín bằng những tấm bê tông. Ảnh: Công Khang

Theo lời ông Trần Văn Linh (60 tuổi), là con trai cả của cụ Nguyễn Thị Thành, từ lúc mới lẫm chẫm tập đi đã thấy cái giếng này ở trước sân nhà. Cụ thân sinh của ông lúc còn sống từng kể, giếng đã có từ lâu đời, có thể từ trước thời thuộc Pháp. Không thể xác định niên đại cụ thể nhưng cái giếng trước sân nhà có lịch sử từ hàng trăm năm trước.

Giếng nước trong vắt và được ghép bằng những khối đá một cách khéo léo. Ảnh: Công Khang
Giếng được ghép bằng những khối đá một cách khéo léo. Ảnh: Công Khang

Do giếng nằm ở giữa sân nên để tránh sự bất tiện trong sinh hoạt, gia đình cụ Thành đã hạ thấp thành giếng xuống còn khoảng 30cm. Và miệng giếng được bịt bằng những tấm bê tông để tránh nguy cơ người và các vật dụng bị rơi xuống, chỉ chừa chỗ để đặt ống máy bơm. Giếng có đường kính gần 2,5m, sâu hơn 3m, nhiều năm trước được dùng cho sinh hoạt gia đình, từ nấu ăn, tắm giặt, tưới rau.

Những năm gần đây, hệ thống nước máy được dẫn về tận nhà nhưng gia đình cụ Thành vẫn đặt máy bơm lấy nước từ giếng này để phục vụ nhu cầu tắm giặt, rửa nhà và tưới vườn rau, cây cối. Đặc biệt, nấu nước chè xanh gia đình chỉ dùng nước giếng cổ.

Giếng cổ được gia đình ông Trần Văn Linh
Nước giếng cổ được gia đình ông Trần Văn Linh dùng để tắm rửa, giặt giũ và tưới rau, cây cối trong vườn. Ảnh: Công Khang

Theo quan sát, thành giếng cổ được ghép bằng những khối đá lớn một cách khéo léo, vừa chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ cao. Đã trải qua hàng trăm năm vẫn nguyên xi, không hề có dấu vết bị lở.

“Có người bàn nên lấp giếng để có thêm không gian sinh hoạt nhưng đây là giếng cổ, gia đình muốn lưu giữ, bảo tồn dấu tích lịch sử. Đồng thời, mình có thêm nguồn nước để dùng, tiết kiệm chi phí nước máy” - ông Trần Văn Linh nói.

Giếng cổ
Giếng cổ trong khuôn viên nhà ông Phan Thanh Hợi được phủ bằng tấm lưới sắt. Ảnh: Công Khang

Cũng ở địa bàn khối 12, trong khuôn viên của ông Phan Thanh Hợi hiện vẫn còn một cái giếng cổ. Về kích thước, độ sâu và thành giếng có nhiều điểm tương đồng với giếng cổ trong sân gia đình cụ Nguyễn Thị Thành. Chỉ khác là thành giếng phía trên cao khoảng 50 cm, miệng giếng được che bằng tấm lưới sắt cỡ lớn.

Nhìn qua tấm lưới có thể thấy nước trong vắt và những khối đá được ghép quanh thành giếng. Cũng như gia đình cụ Thành, ông Hợi chủ yếu dùng nước giếng cổ để rửa các loại vật dụng, hàng hóa. Và do ngôi nhà đã được bán nhiều lần, ông Hợi mua lại chưa lâu nên không nắm rõ lai lịch của giếng cổ.

giếng
Gia đình ông Hợi dùng nước giếng phục vụ việc rửa các loại vật dụng và hàng hóa. Ảnh: Công Khang

Theo những người hàng xóm ông Hợi, giếng cổ này cũng có từ rất lâu đời, có thể cùng thời với giếng cổ trong khuôn viên của cụ Thành. Trước đây, người dân trong vùng thường đến lấy nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Ông Lê Viết Thanh - Khối trưởng khối 12 cho biết: “Hai giếng cổ trên địa bàn khối đã có từ rất lâu đời, phải đến hàng trăm năm trước. Ngày xưa, ở đây được gọi là làng Cờ, xã Hương Thủy, thuộc thị xã Vinh. Làng Cờ có hai xóm là xóm Đình và xóm Thượng; hai giếng cổ này chính là giếng làng, là nơi phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho bà con nhân dân…”.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.