Hai mục tiêu - một thời điểm của Công ty Thủy điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Hiện nay, công tác phòng, chống thiên tai và phòng, chống dịch Covid-19 được xác định là 2 mục tiêu trong cùng một thời điểm của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.

Phương châm “4 tại chỗ”

Công trình thủy điện Bản Vẽ nằm trong vùng thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như tố, lốc, giông, sét, mưa đá… Các hiện tượng thời tiết này thường xảy ra nhanh, bất ngờ, thời gian hoạt động ngắn nên rất bị động trong việc phòng tránh. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai luôn được Công ty Thủy điện Bản Vẽ đặc biệt quan tâm.

Trước hết, Công ty thường xuyên tuyên truyền về công tác phối hợp với địa phương trong hoạt động vận hành cắt, giảm lũ trong mùa lũ, điều tiết nước chống hạn, phục vụ cho tưới tiêu cho vùng hạ du nhà máy, cũng như cảnh báo và cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân vùng hạ du khi sản xuất, đi lại tại các khu vực sông, suối hạ du của nhà máy.

anh
Nhiều hoạt động nhằm tăng cường thông tin, cảnh báo phòng tránh thiên tai cho vùng hạ du đã được Công ty Thủy điện Bản Vẽ tổ chức. Ảnh tư liệu

Đối với phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ năm 2021, Công ty đã phân tích, làm rõ về hiệu lệnh thông báo xả lũ tại đập tràn; các vị trí đặt hệ thống trạm cảnh báo bằng loa; các tình huống cơ bản và giải pháp xử lý để phòng, tránh lũ; giới thiệu các vị trí sơ tán người và tài sản khi có tình huống ngập lũ xảy ra, các vùng bị ảnh hưởng khi công trình xả lũ với lưu lượng lớn...

Đặc biệt, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý các khiếm khuyết thiết bị nhà máy, xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đó là: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nguồn điện cấp cho các thiết bị phòng lũ luôn được dự phòng và sẵn sàng ở nhiều cấp độ. Các thông số quan trắc của nhà máy nằm trong phạm vi cho phép, công trình đảm bảo an toàn để ứng phó thiên tai trong mọi tình huống.

anh
Ca vận hành của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu

Hàng năm, người lao động được trang bị những kỹ năng xử lý các tình huống bất trắc khi có lũ xảy ra thông qua việc thực hiện diễn tập phương án ứng phó thiên tai. Nhân lực thực hiện công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tại chỗ được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ để xử lý kịp thời hư hỏng hoặc sự cố có thể gây nguy hại cho công trình.

Ngay từ đầu mùa mưa bão, nhân viên trực vận hành bám sát quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Nậm Cả và điều tiết hồ chứa thủy điện Bản Vẽ. Hàng ngày, nhà máy thực hiện lập bản tin thủy văn dự báo lũ về hồ, quan trắc các thông số liên quan đến vận hành hồ chứa và truyền online về Cục Quản lý tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

anh
Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.

Trong đợt áp thấp nhiệt đới từ ngày 23- 26/7 vừa qua, trên lưu vực thủy điện Bản Vẽ mưa rất to. Lúc 8 giờ ngày 24/7, lũ đạt đỉnh với lưu lượng lũ lớn nhất là 2400 m3/s. Thời điểm xảy ra lũ, mực nước hồ đang rất thấp nên hồ không phải điều tiết lũ qua tràn xả lũ mà chỉ xả nước qua tổ máy phát điện. Tính chung cả trận lũ vừa qua, tổng lượng lũ về hồ là 323 triệu m3, tổng lượng nước xả xuống hạ du qua tổ máy phát điện là 31,7 triệu m3.

Khi xảy ra lũ, mực nước hồ Bản Vẽ đang ở cao trình 168,0 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 32 m, vì vậy, phần lớn lượng lũ được giữ lại trong hồ, lượng nước xả qua công trình chỉ là lượng nước qua tổ máy phát điện, tỷ lệ cắt giảm lũ cho hạ du đạt đến 90%. Đây là trận lũ lớn, cường suất lũ lên nhanh, lũ xảy ra đồng bộ trên toàn lưu vực sông Cả nên việc hồ chứa thủy điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ đến 90% lượng lũ về hồ đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

“Chống dịch như chống giặc”

Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, EVN, EVNGENCO1 về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đơn vị đã thực hiện phun khử khuẩn tại trụ sở cơ quan, nhà máy, khu cư xá, nhà ăn tập thể. Mua sắm các trang thiết bị y tế cần thiết, chuẩn bị xe và phòng cách ly cho CBCNV thuộc diện F2, F3 theo “Hướng dẫn phân loại cách ly người nhiễm Covid-19, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc gần của Bộ Y tế”.

anh
Tuân thủ nguyên tắc 5K ở Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu

Phát khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, nước súc miệng cho toàn thể CBCNV-NLĐ trong đơn vị. Yêu cầu mọi người đều phải sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, khai báo y tế trước khi vào cổng, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn trong suốt quá trình làm việc, tổ chức họp qua Zoom, trao đổi công việc qua Zalo và email. Khuyến khích người lao động trong đơn vị tự cập nhật lịch trình hàng ngày của mỗi cá nhân.

Đặc biệt, tại Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả và công tác sản xuất ổn định, an toàn, Công ty đã bố trí 100% lực lượng sản xuất trực tiếp tập trung và làm việc tại khu Quản lý vận hành của nhà máy với số lượng gần 100 người, được chia ra làm 2 nhóm độc lập từ sinh hoạt đến làm việc (50% ở tại khu A và 50% ở tại khu C).
anh
Cấp phát khẩu trang, khử khuẩn cho CBCNV. Ảnh tư liệu

Lực lượng trực sản xuất sau 5 ngày đổi ca 1 lần. Trong quá trình giao nhận ca, các ca trực thực hiện trao đổi trước thông tin qua điện thoại, email, Zalo,... Khi đến giao nhận ca, các vị trí đứng cách nhau từ 2m để trao đổi, tiến hành các biện pháp khử khuẩn cần thiết.

Bố trí nhân viên nhà bếp phục vụ trực tại chỗ, không ra khỏi nơi làm việc và không đưa người khác vào. Chuẩn bị đầy đủ lương thực dự trữ và các phương án cung cấp thức ăn và các thực phẩm khác đảm bảo cho CBCNV- NLĐ trực sản xuất tại Nhà máy. Công tác chế biến các suất ăn hàng ngày đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, sạch sẽ và các suất ăn chia theo khay đựng và ngồi ăn đảm bảo cách xa nhau 2m theo quy định.

Thông qua các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời, bài bản, Công  ty Thủy điện Bản Vẽ luôn nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho CBCNV- NLĐ, đồng thời đảm bảo ổn định sản xuất, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

anh
Công ty Thủy điện Bản Vẽ ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 và phối hợp với Báo Nghệ An hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Ảnh tư liệu

Để chung tay với huyện Tương Dương trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp với Báo Nghệ An kịp thời hỗ trợ hơn 1 tấn gạo và 200 chai nước mắm cho bà con bản Chăm Puông, động viên và ủng hộ các dụng cụ phòng, chống dịch như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng… cho các chốt trực kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời ủng hộ xã Yên Na 20 triệu đồng để mua sắm các vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nguồn hỗ trợ từ quỹ phúc lợi và đóng góp của CBCNV trong Công ty.

Bên cạnh việc hỗ trợ huyện Tương Dương trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Công ty cũng đã ủng hộ hai đợt vào Quỹ phòng chống Covid-19 của MTTQ tỉnh Nghệ An với tổng số tiền là 155 triệu đồng.

tin mới

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Một số cử tri muốn làm rõ thời hạn bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Một số cử tri muốn làm rõ thời hạn bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

(Baonghean.vn) - Theo dõi Phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh, cử tri cho ý kiến nhận xét về chất lượng thảo luận, cách giải quyết vấn đề bất cập, vướng mắc trong thu hồi, bàn giao, cấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường và các tổng đội thanh niên xung phong.

Làng biển ở Nghệ An hối hả vào vụ sản xuất Tết

Làng biển ở Nghệ An hối hả vào vụ sản xuất Tết

(Baonghean.vn) - Những ngày này, người dân các làng biển ở TX. Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai đang tất bật đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sản lượng nguồn hải sản chế biến để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Nghệ An chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Nghệ An chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

(Baonghean.vn) - Trước dự báo từ ngày 6-7/12 có gió mạnh trên biển, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã có Công văn 230/VP-PCTT, chỉ đạo các biện pháp chủ động ứng phó.

Phụ nữ Kỳ Sơn vượt đói nghèo, lạc hậu

Phụ nữ Kỳ Sơn vượt đói nghèo, lạc hậu

(Baonghean.vn) - Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện nghèo Kỳ Sơn đang từng bước được cải thiện. Sự tiến triển ấy có sự đóng góp của những người phụ nữ. Họ đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong phát triển kinh tế.

Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

(Baonghean.vn) - Hội nghị kết nối giao thương nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, kết nối 2 chiều, đưa hàng hóa các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối tỉnh Nghệ An và đưa hàng hóa tỉnh Nghệ An vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành trong cả nước.

[Infographics] Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An năm 2023

[Infographics] Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả của UBND tỉnh, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 ở Nghệ An đạt được kết quả khá.

Giá vàng lập đỉnh mới, thị trường Nghệ An vẫn vắng lặng

Giá vàng lập đỉnh mới, thị trường Nghệ An vẫn vắng lặng

(Baonghean.vn) - Chốt phiên giao dịch ngày 4/12, giá vàng thế giới lên sát 2.140 USD/ounce và giá vàng trong nước lập đỉnh mới với 74,5 triệu đồng/lượng. Sáng 5/12, giá vàng trong nước giảm mạnh so với hôm qua. Giá vàng liên tục biến động, trong khi đó, thị trường vàng ở Nghệ An khá yên ắng.

Cử tri Nghệ An mong muốn đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Cử tri Nghệ An mong muốn đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

(Baonghean.vn) - Gửi ý kiến tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, cử tri một số địa phương phản ánh hiện trạng, tiến độ cũng như những khó khăn, vướng mắc cần các cấp, ngành tháo gỡ, hỗ trợ trong bàn giao đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.