Hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, người vay mua nhà ở Mỹ lao đao vì Covid-19

Thanh Huyền (Theo CNBC, Zerohedge)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đại dịch Covid-19 đang hủy hoại kinh tế Mỹ trên nhiều mặt, theo đó, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người Mỹ nhận cứu trợ từ Ngân hàng Lương thực.

Suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 mang lại đang trở nên sâu sắc và nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của hầu hết các chuyên gia. Hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp và các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tình trạng lao dốc nhanh nhất, kể từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Gánh nặng thế chấp mua nhà đè nặng lên người dân Mỹ.
Gánh nặng thế chấp mua nhà đè nặng lên người dân Mỹ.

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt

Thực tế là một số công ty lớn đang lâm vào tình trạng phá sản, nhưng chuyện gì đang xảy ra với hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này trong điều kiện nền kinh tế phong tỏa vì đại dịch do chủng mới của virus Corona gây ra. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã lao đao trước đại dịch, và giờ đây tình trạng nền kinh tế bị phong tỏa đã giáng một đòn chí tử lên nhóm doanh nghiệp này.

Ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng là một ví dụ điển hình. Trước đại dịch, đã có hơn 1 triệu nhà hàng ở Mỹ và khoảng một nửa trong số đó là hệ thống nhà hàng độc lập. Những nhà hàng độc lập này đã thuê khoảng 11 triệu lao động, và bây giờ đại đa số những lao động này đã bị cho nghỉ việc.

Khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, thật tuyệt vời nếu các nhà hàng độc lập hoạt động trở lại, nhưng kết quả của một cuộc khảo sát gần đây cho thấy điều đơn giản đó sẽ không xảy ra. Kết quả cuộc khảo sát cho biết, 28% tất cả các nhà hàng độc lập có thể sẽ không tồn tại nếu lệnh phong tỏa kéo dài thêm 1 tháng nữa.

Một cuộc khảo sát do Hiệp hội James Beard công bố tuần rồi cho thấy, các nhà hàng độc lập đã sa thải 91% nhân viên làm việc theo giờ và gần 70% nhân viên làm công ăn lương kể từ ngày 13/4 – con số sa thải lao động tăng hai chữ số đối với cả hai nhóm nhân viên này kể từ tháng Ba. Cuộc khảo sát tiến hành đối với 1.400 nhà hàng nhỏ và độc lập trên toàn Mỹ cho biết, 38% đã đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn và 77% có doanh số giảm một nửa hoặc nhiều hơn.

Có lẽ điều đáng lo ngại nhất lúc này là 28% các nhà hàng cho biết, họ không tin rằng mình có thể sống sót nếu nền kinh tế Mỹ đóng cửa thêm 1 tháng nữa và chỉ 20% số chủ nhà hàng được hỏi chắc chắn rằng, họ có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình cho đến khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Nước Mỹ hiện có khoảng 500.000 nhà hàng độc lập, 28% đồng nghĩa với 140.000 nhà hàng. Nếu nền kinh tế Mỹ không tái hoạt động sớm, đồng nghĩa với việc nước này có thể phải đối mặt với một kịch bản là hàng chục ngàn nhà hàng độc lập bị xóa sổ.

Tất nhiên, việc nhiều nhà hàng mở cửa trở lại sẽ phải đối mặt với việc không có nhiều khách do tâm lý lo sợ lây nhiễm virus Corona, đây là một thực tế có thể nhìn thấy trước. Vì vậy, ngay cả khi lệnh phong tỏa nền kinh tế được dỡ bỏ trong nay mai thì ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng vẫn sẽ không phục hồi hoàn toàn.

Thực tế đáng buồn này cũng tương tự như với ngành kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao. Thực tế, Chuỗi phòng tập thể hình “24 Hour Fitness”, một trong những chuỗi phòng tập thể hình lớn nhất nước Mỹ đã sẵn sàng nộp đơn xin phá sản.

Phát biểu trên CNBC, đại diện của Chuỗi phòng tập thể hình “24 Hour Fitness” cho biết, họ đang làm việc với các cố vấn tại Ngân hàng Đầu tư Lazard và Công ty Luật Weil, Gotshal & Manges để cân nhắc một phương án, kể cả phương án phá sản có thể xảy ra trong vài tháng tới.

Chuỗi phòng tập này đang vật lộn với một gánh nặng nợ nần khổng lồ, giảm lượng khách dùng dịch vụ  và đại dịch Covid-19 đã buộc họ phải đóng cửa hơn 400 câu lạc bộ.

Đại diện nhiều chuỗi phòng tập thể hình cho biết, họ mong được hoạt động trở lại bình thường như thời kỳ trước đại dịch, cho dù việc giảm 20-30% doanh số sẽ khiến nhiều phòng tập không thể đứng vững.

Các ngành công nghiệp giải trí, du lịch và bán lẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này. Được biết, Neiman Marcus Group, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ đã sẵn sàng nộp hồ sơ đề nghị phá sản giữa đại dịch Covid-19 sau khi vỡ nợ hàng triệu thanh toán trái phiếu và sa thải 14.000 nhân viên vào tuần trước. Neiman Marcus có thể sẽ trở thành nhà bán lẻ đầu tiên của Mỹ phá sản vì suy thoái kinh tế do bùng phát của virus Corona.

Ngành dịch vụ bán lẻ Mỹ chắc chắn không thể quay trở lại bình thường và sẽ xuất hiện thêm nhiều nạn nhân “tên tuổi” trong những ngày tới. Chẳng hạn, cuối tuần trước cả Disney, Best Buy và CarMax cùng cắt giảm hơn 100.000 nhân viên nhằm sống sót trước đại dịch Covid-19.

Người vay mua nhà lao đao

Doanh nghiệp là vậy, còn người dân Mỹ thì sao? Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, 50% người Mỹ được hỏi cho biết, họ sẽ hết sạch các khoản tiết kiệm vào cuối tháng Tư này. Một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với hầu hết những người vay mua nhà hiện nay là làm sao để thanh toán được thế chấp hàng tháng. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, 30% người vay mua nhà có ít hơn 1.000 đô la trong quỹ khẩn cấp, 22% cho biết họ không đủ tiền thanh toán thế chấp cho 1 tháng.

Trước đó, do dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm công ăn lương trên toàn nước Mỹ, để tránh tình trạng nhà bị ngân hàng tịch thu vì không trả được nợ, Giám đốc Quỹ Freddie Mac, nguồn quỹ thế chấp nhà lớn nhất tại Mỹ, đã đề nghị các ngân hàng tạm thời giảm hoặc hoãn lịch thanh toán nợ cho người mua nhà trong vòng 6 tháng để họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Tiền lãi sẽ vẫn tính và được cộng dồn vào khoản vay.

Cũng giống như trong cuộc suy thoái kinh tế gần nhất, vô số người Mỹ sẽ chuyển từ cuộc sống trung lưu thoải mái sang đời sống bình dân tằn tiện chỉ trong vài tuần. Theo ước tính của Feeding America, tổ chức cứu trợ lớn nhất tại Mỹ, khoảng 37 triệu người, trong đó có 11 triệu trẻ em và 5,5 người cao tuổi Mỹ không được đảm bảo về lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngay trên đường phố Miami, một trong những khu phố giàu có trước đây, từng đoàn xe ô tô “kiên nhẫn” xếp hàng dài nhờ nhận hàng cứu trợ từ các Ngân hàng Lương thực. Nhiều đường phố quanh các khu trung tâm thương mại, nhà kho, nhà hàng và sân vận động được tận dụng để làm Ngân hàng Lương thực, các con phố này luôn trong tình trạng tắc nghẽn với những hàng xe ô tô nối đuôi nhau kéo dài gần cả chục cây số. Tương tự như vậy, một Ngân hàng Lương thực khẩn cấp tại thành phố San Antonio thuộc bang Texas cho biết mỗi ngày, cơ sở này phục vụ tới 10.000 gia đình đến nhận cứu trợ. Trong khi đó, hàng trăm hộ khác cũng đã phải xếp hàng từ 4h sáng để nhận thực phẩm từ một cơ sở nhân đạo ở Atlanta.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.