Xã hội

Hiệu quả từ mô hình 'Nhật ký thăm hộ' của phụ nữ huyện Quỳnh Lưu

Khánh Ly 21/08/2024 11:06

Mô hình “Nhật ký thăm hộ” được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu triển khai sâu rộng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Với mục tiêu đổi mới cách tiếp cận cơ sở, trung bình mỗi quý, cán bộ hội phụ nữ các cấp xuống thôn, xóm thăm khoảng 10 hộ. Qua đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hội viên; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

can-bo-hoi-lhpn-xa-quynh-hau-quynh-luu-tham-mo-hinh-kinh-te-cua-ho-hoi-vien.jpg
Cán bộ hội LHPN xã Quỳnh Hậu, Quỳnh Lưu thăm mô hình kinh tế của hộ hội viên. Ảnh: KL
can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-mo-hinh-cua-hoi-vien-tai-xa-quynh-luong.jpg
Cán bộ hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm mô hình của hội viên tại xã Quỳnh Lương. Ảnh: GH
can-bo-hoi-lhpn-quynh-luu-tham-mo-hinh-hoi-vien-phat-trien-kinh-te-tai-xa-quynh-bang.jpg
chi-nguyen-thi-chuyen-chu-tich-hoi-lhpn-quynh-hung-trao-doi-voi-ba-ho-thi-dieu-71-tuoi-o-xom-6-ve-mo-hinh-phan-loai-xu-ly-rac-thai.jpg
Chị Nguyễn Thị Chuyên- CHủ tịch Hội LHPN quỳnh Hưng trao đổi với bà Hồ Thị Diệu, 71 tuổi ở xóm 6 về mô hình phân loại, xử lý rác thải. Ảnh: KL
can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-mo-hinh-cua-hoi-vien-tai-xa-quynh-luong.jpg
Cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm mô hình của hội viên tại xã Quỳnh Lương. Ảnh: GH

Hỗ trợ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn

Chị Vũ Thị Hằng (SN1980) ở xóm 4, xã Quỳnh Đôi là một trong nhiều hội viên được cán bộ Hội LHPN xã trực tiếp thăm hộ, nắm bắt hoàn cảnh và hỗ trợ kịp thời khi gia đình xảy ra biến cố.

Ấy là thời điểm khi chồng chị Hằng - trụ cột của gia đình ra đi đột ngột, để lại vợ đau yếu và 4 đứa con thơ. Mất chồng, chị Hằng rơi vào khủng hoảng tâm lý. Qua thăm hộ, nắm bắt được hoàn cảnh của chị, cán bộ phụ nữ xã Quỳnh Đôi vừa động viên tinh thần, vừa kết nối giúp chị Hằng vay vốn ừ nguồn vốn vay giải quyết việc làm để kinh doanh online và tặng 1 con bò để chăn nuôi. Con của chị Hằng cũng đồng thời được hội nhận đỡ đầu theo chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

chi-vu-thi-hang-o-xom-4-xa-quynh-doi-da-duoc-cac-cap-hoi-phu-nu-ho-tro-vuot-qua-kho-khan-qua-hoat-dong-tham-ho.jpg
Chị Vũ Thị Hằng ở xóm 4, xã Quỳnh Đôi đã được các cấp hội phụ nữ hỗ trợ vượt qua khó khăn qua hoạt động thăm hộ. Ảnh: K.L

Trò chuyện với chúng tôi, chị Hằng chia sẻ: “Thời điểm chồng mất, tôi đã chìm trong sự đau khổ tuyệt vọng. Bởi khi anh ấy còn sống, vì sức khỏe yếu, tôi chỉ ở nhà chăm con, làm việc vặt, vì vậy, khi mất đi chỗ dựa, gần 1 năm trời tôi rơi vào trầm cảm. May mắn tôi được cán bộ hội phụ nữ xã, xóm quan tâm, giúp tôi vực dậy tinh thần cố gắng vươn lên để nuôi con”.

Hiện cuộc sống của 4 mẹ con chị Hằng đã đi vào ổn định, cháu lớn 22 tuổi đang học Đại học Nông nghiệp 1 (Hà Nội), bé út 8 tuổi. Mỗi khi gặp khó khăn chị đều được cán bộ hội phụ nữ động viên, chia sẻ kịp thời.

can-bo-hoi-lhpn-xa-quynh-doi-tham-ho-chi-vu-thi-hang-o-xom-6-da-duoc-hoi-ho-tro-vay-von-va-tang-mo-hinh-sinh-ke.jpg
Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cán bộ hội phụ nữ qua hoạt động thăm hộ, chị Vũ Thị Hằng ở xóm 4, Hội LHPN xã Quỳnh Đôi đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Ảnh: K.L

Một hoàn cảnh khác là chị Hoàng Thị Thủy ở thôn 6, tuy thị lực chỉ có 2/10 nhưng chị đã chịu khó ra Hà Nội học nghề. Tháng 4 năm 2024, qua thăm hộ nắm bắt được hoàn cảnh và nguyện vọng muốn được vay vốn để mở rộng quán Spa dưỡng sinh, gội đầu của chị Thủy, cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Đôi đã kết nối hỗ trợ giúp chị vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm; đồng thời, Hội còn tặng chị Thủy một đàn gà giống để phát triển chăn nuôi.

can-bo-hoi-lhpn-xa-quynh-doi-tham-mo-hinh-spa-duong-sinh-cua-hoi-vien-hoang-thi-thuy-nguoi-duoc-hoi-ket-noi-vay-von-50-trieu-dong-de-mo-rong-kinh-doanh-qua-tham-ho2jpg.jpg
Cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Đôi thăm mô hình Spa dưỡng sinh của hội viên khiếm thị Hoàng Thị Thủy ở thôn 6. Ảnh: K.L

“Tuy mắt em không nhìn rõ, nhưng em lại nhận được rất nhiều ánh sáng của tình yêu thương từ gia đình, từ các cấp hội phụ nữ. Đó là động lực giúp em vượt qua mặc cảm, tự ti vươn lên trong cuộc sống”, chị Thủy bày tỏ.

can-bo-hoi-lhpn-xa-quynh-doi-quynh-luu-tham-ho-hoi-vien-khiem-thi-hoang-thi-thuy-o-thon-6.jpg
Cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Đôi thăm hộ hội viên Hoàng Thị Thủy ở thôn 6. Ảnh: K.L

Qua trao đổi, chị Hoàng Hương Thảo- Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Đôi cho hay: Từ thăm hộ định kỳ, chúng tôi không chỉ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để từ đó đổi mới hoạt động hội mà còn kịp thời hỗ trợ phụ nữ yếu thế, hoàn cảnh khó khăn.

hoi-lhpn-xa-quynh-doi-quynh-luu-trao-doi-ve-viec-ghi-chep-nhat-ky-tham-ho-1-.jpg
Hội LHPN xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu trao đổi về việc ghi chép "Nhật ký thăm hộ". Ảnh: K.L

Một số trường hợp, cán bộ hội không chỉ đến thăm, giúp đỡ một lần mà ghé thăm thường xuyên và ghi vào sổ nhật ký theo dõi sự tiến bộ trong quá trình vượt khó của họ, như trường hợp chị Trương Thị Liên ở thôn 1, ngoài phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm 50 triệu đồng giúp chị mở rộng trang trại chăn nuôi, cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Đôi còn giới thiệu chị Liên vào làm công nhân ở xưởng may tại xã Quỳnh Thanh để nâng cao thu nhập.

Thông qua thăm hộ, Hội LHPN xã Quỳnh Đôi còn nhận đỡ đầu 15 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 65 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 2 nhà “Mái ấm tình thương”, trao con giống, tặng hàng trăm suất quà cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… với tổng trị giá 385 triệu đồng.

chi-hoang-huong-thao-chu-tich-hoi-lhpn-xa-quynh-doi-cap-nhat-nhat-ky-tham-ho.jpg
Chị Hoàng Hương Thảo - Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Đôi cập nhật "Nhật ký thăm hộ". Ảnh: K.L

Không riêng ở xã Quỳnh Đôi mà đối với cán bộ hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, việc định kỳ thăm hộ hội viên đã trở thành một thói quen đi vào nề nếp. Mỗi lần thăm hộ đều được các chị ghi chép vào cuốn sổ nhật ký chung để theo dõi.

Theo chị Nguyễn Thị Hải - Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Bảng cho biết: Phụ nữ chiếm gần 50% tổng số dân trên địa bàn, trong đó, hội viên thuộc diện hộ nghèo là 28 hộ, chiếm 0,013%.

Việc thăm hộ thường xuyên không chỉ giúp cán bộ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, sát sao cơ sở, từ đó có giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống mà qua đó cũng tạo mối gắn kết thân tình, gần gũi giữa cán bộ hội và hội viên.

can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-ho-hoi-vien-tai-xa-quynh-bang.jpg
Cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm hộ hội viên tại xã Quỳnh Bảng. Ảnh: G.H

Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội LHPN xã Quỳnh Bảng đã tặng mô hình sinh kế (con giống) cho 5 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo; phối hợp với các tổ chức giúp đỡ 6 hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ, hỗ trợ 4 chị vay vốn khởi nghiệp với số tiền 120 triệu đồng; hỗ trợ 3 nhà "Mái ấm tình thương" trị giá từ 50-100 triệu đồng cho 3 hộ hội viên hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Công ty Giầy da Phúc Mậu (xã Quỳnh Minh), Công ty May Đại Thanh, Trọng Phúc (xã Quỳnh Thanh) giới thiệu và tư vấn cho gần 100 chị có việc làm ổn định cho thu nhập từ 6 - 7,5 triệu đồng/ tháng.

can-bo-hoi-lhpn-quynh-luu-tham-mo-hinh-hoi-vien-phat-trien-kinh-te-tai-xa-quynh-bang-1-.jpg
Cán bộ Hội LHPN Quỳnh Lưu thăm mô hình hội viên phát triển kinh tế tại xã Quỳnh Bảng. Ảnh: G.H

Đặc biệt, qua thăm hộ, Hội LHPN Quỳnh Bảng đã kịp thời hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, bị xâm hại. Như trường hợp chị Nguyễn Thị L. (SN 1987), thường bị chồng đánh đập đã được cán bộ hội kết nối với tổ chức Hagar (tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người chịu ảnh hưởng của sang chấn tâm lý do nạn mua bán người, bạo lực và xâm hại) để chị được ở nhà tạm lánh cộng đồng trong 6 tháng và tư vấn về tâm lý.

Hay khi trên địa bàn xảy ra vụ việc 1 em học sinh lớp 10 bị người cùng xóm xâm hại, Hội Phụ nữ xã đã đề nghị với Hội LHPN huyện kết nối với Tổ chức Hagar để giúp đỡ em sớm ổn định tinh thần.

Một trường hợp trẻ em khó khăn khác được cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Bảng nhận làm con đỡ đầu là bé Đậu Thị Thanh Tr. (SN 2016) ở xóm Văn Lý. Tr. có mẹ bị bệnh tâm thần, sinh ra không biết bố là ai, em được ông bà ngoại đã cao tuổi chăm sóc từ lúc lọt lòng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đậu Văn Nhiễm (SN 1946), ông ngoại bé Tr. cho biết: “Tôi có 7 người con, trong đó mẹ cháu Tr là con út nhưng phát bệnh tâm thần năm 22 tuổi. Khi cháu Tr được 10 ngày tuổi mẹ cháu lên cơn định hại cả con nhỏ nhưng được ông bà phát hiện, ngăn cản kịp thời. Sau đó, mẹ Tr. được anh trai đưa vào Đồng Nai điều trị, Tr. ở với ông bà, may mắn cháu được các mẹ trong hội phụ nữ quan tâm, chăm sóc, nhận làm con đỡ đầu, gia đình chúng tôi biết ơn nhiều lắm".

img_2583.jpg
Cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Bảng thăm con đỡ đầu theo Chương trình "Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương" tại xóm Văn Lý. Ảnh: K.L

Theo cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu: Công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho phụ nữ, trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp luôn được các cấp hội luôn quan tâm. Hiện nay, 100% xã, thị trấn đã khảo sát, lập danh sách các nạn nhân của bạo lực gia đình để theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng; đồng thời, xây dựng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho người bị bạo lực.

Qua thăm hộ các cấp hội cũng đồng thời phát hiện 20 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, trong đó có 4 người được hội trực tiếp giúp đỡ, 16 người được hội kết nối phối hợp với Tổ chức Hagar quốc tế giúp đỡ với các hình thức như: Tư vấn cho nạn nhân về các kỹ năng phòng tránh khi bạo lực xảy ra, hỗ trợ mô hình sinh kế, nhu yếu phẩm, khám sức khỏe…

can-bo-hoi-lhpn-xa-quynh-bang-tham-con-do-dau-tai-xom-van-ly.jpg
Cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Bảng thăm con đỡ đầu tại xóm Văn Lý. Ảnh: K.L

Ngoài ra, thông qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương”, đến nay, toàn huyện nhận đỡ đầu 286 trẻ mồ côi; giúp các cháu có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Nhân rộng mô hình, cách làm hay

Không chỉ nắm bắt hoàn cảnh, hỗ trợ kịp thời các hội viên khó khăn mà qua “Nhật ký thăm hộ”, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã phát hiện, nhân rộng nhiều mô hình điển hình ở cơ sở như mô hình“Gia đình 5 không, 3 sạch”, "Hàng cây bóng mát”, “Hàng rào xanh”, “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Vườn mẫu liền kề”, “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Ngôi nhà xanh”; “Phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”…

can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-mo-hinh-cua-hoi-vien-tai-xa-quynh-luong.jpg
Cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm mô hình của hội viên tại xã Quỳnh Lương. Ảnh: K.L

Tại xã Quỳnh Hưng, có 12 xóm với 12 nghìn dân, địa bàn rộng, hội viên đông, đòi hỏi các cán bộ Hội LHPN xã phải đi thăm hộ thường xuyên. Qua đó, vừa nắm bắt tình hình, nhu cầu hội viên, vừa tuyên truyền, vận động thực hiện phòng trào chung.

Đầu năm 2023, Hội LHPN xã Quỳnh Hưng đã kết hợp thăm hộ với vận động các gia đình đặt thùng phân loại rác với tên gọi “Tuyến đường không rác” tại chi hội phụ nữ các xóm 2,3,4,6,9. Những ngày đầu người dân chưa đồng thuận, thế nhưng, cán bộ Hội Phụ nữ xã và xóm đã kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Sau 8 tháng thực hiện, đã có 815 hộ gia đình tham gia với số tiền 161.000.000 đồng.

phu-nu-xa-quynh-hung-quynh-luu-truyen-thong-phan-loai-rac-thai-tai-nguon.jpg
Hội LHPN xã Quỳnh Hưng truyền thông phân loại rác thải tại nguồn. Ảnh: CSCC

Chị Nguyễn Thị Chuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Hưng cho hay: Qua thăm hộ, phát hiện vấn đề khó khăn, vướng mắc, chúng tôi đều báo cáo với cấp ủy, chính quyền xã xin ý kiến, đề nghị hỗ trợ và được sự thống nhất mới triển khai, hoặc xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Hội LHPN huyện để tháo gỡ.

Ví dụ, khi UBND xã triển khai Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 05/01/2023 của UBND huyện về “Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân tham gia thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình giai đoạn 2023 – 2026”, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân tại 12/12 chi hội bằng nhiều hình thức, thì cán bộ Hội LHPN xã Quỳnh Hưng đã trực tiêp xuống hộ, khảo sát những gia đình có vườn rộng, nhà đông người, vận động họ lắp đặt các thùng xử lý rác thải tại nguồn bằng men vi sinh.

Đồng thời, tham mưu UBND xã hỗ trợ thêm kinh phí và được cấp trên ủng hộ, phê duyệt. Theo đó, đã có 35 hộ gia đình thực hiện mô hình thùng xử lý rác thải tại nguồn bằng men vi sinh, với tổng số tiền mua thùng là hơn 11 triệu đồng, đến hết tháng 7 năm 2024 đã có thêm 30 hộ đăng ký tham gia.

nguyen-thi-chuyen-chu-tich-hoi-lhpn-xa-quynh-hung-trao-doi-voi-nguoi-dan-ve-cach-su-dung-thung-xu-ly-rac-tai-nguon-bang-men-vi-sinh.jpg
Chị Nguyễn Thị Chuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Hưng trao đổi với người dân về cách sử dụng thùng xử lý rác tại nguồn bằng men vi sinh. Ảnh: K.L

“Để nâng cao hiệu quả mô hình, chúng tôi đã tham mưu mở lớp tập huấn tại hội trường xã có trên 60 người tham gia, đồng thời, khảo sát nghiên cứu cải tạo thùng rác 2 ngăn, có vòi lấy nước để phát huy tính tiện lợi trong thực tế, sắp tới chúng tôi sẽ lắp thêm 15 thùng xử lý rác thải tại nguồn bằng men vi sinh ở địa bàn xóm 11”, chị Nguyễn Thị Chuyên cho biết.

chi-nguyen-thi-chuyen-chu-tich-hoi-lhpn-quynh-hung-trao-doi-voi-ba-ho-thi-dieu-71-tuoi-o-xom-6-ve-mo-hinh-phan-loai-xu-ly-rac-thai.jpg
Chị Nguyễn Thị Chuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Quỳnh Hưng trao đổi với bà Hồ Thị Diệu (71 tuổi) ở xóm 6 về mô hình phân loại, xử lý rác thải. Ảnh: K.L

Ghé thăm gia đình bà Hồ Thị Diệu (71 tuổi) ở xóm 6 xã, Quỳnh Hưng - một trong những hộ đi tiên phong trong thực hiện mô hình xử lý rác thải tại nguồn, chúng tôi “ mục sở thị” ngoài thùng rác đặt ở ngay đầu ngõ để bao bì các loại, trong khu vườn rộng hơn 1.000m2 trồng nhiều loại cây ăn quả của gia đình bà Diệu còn có thùng xử lý rác bằng men vi sinh. “Trước chưa có thùng xử lý rác tại nguồn vườn rộng, gia đình tôi thường đào hố chôn. Giờ có cán bộ về tập huấn xử lý rác bằng men vi sinh tại xóm, có thể sử dụng bón cây vừa đảm bảo vệ sinh môi trường mà cây ăn quả và cây cảnh trong vườn cũng phát triển tốt”, bà Diệu cho hay.

dong-chi-nguyen-thi-ha-chu-tich-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-lam-viec-voi-hoi-phu-nu-xa-quynh-tho-ve-uy-thac-vay-von-ngan-hang-chinh-sach-ket-hop-trien-khai-mo-hinh-nhat-ky-tham-ho-1-.jpg
Chị TrầnThị Hà - Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu làm việc với Hội Phụ nữ xã Quỳnh Thọ về ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp triển khai mô hình "Nhật ký thăm hộ". Ảnh: G.H

Được biết, thông qua việc triển khai các mô hình “Tuyến đường không rác”, “Xử lý rác thải tại nguồn”, “Biến rác thải thành yêu thương”, “Môi trường của mẹ, hạnh phúc của con”…đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn xã Quỳnh Hưng đã đạt 98%.

Tại nhiều địa bàn ở huyện Quỳnh Lưu, những mô hình, những cách làm hay, hình ảnh đẹp ở cơ sở không chỉ được các cấp hội phụ nữ cập nhật vào “Nhật ký thăm hộ” mà còn được cán bộ hội trực tiếp chia sẻ, lan tỏa trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo), qua đó, tạo sự lan tỏa, nhân rộng thành phong trào thi đua sôi nổi.

dong-chi-tran-thi-ha-chu-tich-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-ho-hoi-vien-tai-xa-quynh-tho.jpg
Chị Trần Thị Hà - Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu (ngoài cùng bên phải) thăm hộ hội viên tại xã Quỳnh Thọ.

Chị Hồ Thị Thúy Hằng - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hoạt động thăm hộ giúp cán bộ hội kịp thời nắm bắt, phát hiện các vấn đề phát sinh ở cơ sở; nếu thuộc thẩm quyền thì trực tiếp xử lý, không thuộc thẩm quyền thì đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ giải quyết.

can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-mo-phat-trien-kinh-te-cua-ho-hoi-vien-o-xa-quynh-ba.jpg
Cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm mô phát triển kinh tế của hộ hội viên ở xã Quỳnh Bá. Ảnh: G.H

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu còn gắn mô hình “Nhật ký thăm hộ” với kiểm tra hoạt động ủy thác vốn vay Ngân hàng Chính sách, các tổ tiết kiệm vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của phụ nữ.

Qua đó, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ 65 hội viên có nhu cầu khởi nghiệp; 65 phụ nữ thành lập doanh nghiệp mới. Hội cơ sở đã hỗ trợ cho 236 hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, với số tiền 873 triệu đồng từ nguồn quỹ hội và tiết kiệm tại chi hội.

can-bo-hoi-lhpn-huyen-quynh-luu-tham-ho-hoi-vien-o-xa-quynh-ba-2.jpg
Cán bộ Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu thăm hộ hội viên ở xã Quỳnh Bá. Ảnh: G.H

Tính từ năm 2021 đến nay, cán bộ hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã thăm đươc 3.905 hộ và sau thăm hộ đã có các hình thức giúp đỡ phù hợp đối với những trường hợp phụ nữ khó khăn, yếu thế như: Tặng mô hình sinh kế, phương tiện sinh kế, “Mái ấm tình thương”, vay vốn không lãi, giới thiệu học nghề, giới thiệu việc làm… với phương châm “không để hội viên nào bị bỏ lại phía sau”.

Mới nhất
x
x
Hiệu quả từ mô hình 'Nhật ký thăm hộ' của phụ nữ huyện Quỳnh Lưu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO