(Baonghean.vn) - Do biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường nên nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam ...đã phải hứng chịu những trận lũ lụt nghiêm trọng thời gian qua.
|
Cơn bão Mora đã đổ bộ vào Bangladesh sáng 30/5/2017, với sức gió lên tới 135 km/giờ. Trận bão lũ đã phá hủy hàng nghìn nhà ở và hơn 500.000 người dân ở các làng ven biển phải sơ tán. Trong ảnh: Người dân Bangladesh sơ tán tránh bão Mora ở quận Cox's Bazar, tỉnh Chittagong ngày 30/5. Ảnh: EPA/TTXVN. |
|
Khorsheeda Khatun, 28 tuổi, cùng hai con gái đã phải rời bỏ quê nhà và di tản tới khu định cư Kutupalang Makeshift ở Bangladesh vì cơn bão Mora đổ bộ đến đây. Căn nhà của chị Khorsheeda bị hư hại nghiêm trọng vì cơn bão Mora. Ảnh: CNN. |
|
Ngày 3/7/2017, những cơn mưa lớn đã gây ra lũ lụt nhấn chìm các thành phố miền Trung và miền Nam Trung Quốc như Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên và Quý Châu. Chính quyền xác nhận đã có 33 người chết và 15 người bị mất tích. Trong ảnh: Lũ nhấn chìm cơ sở vật chất tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Reuters |
|
Thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng, do sự biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng trăm triệu người ở Nam Á phải đối mặt với những thiên tai nguy hiểm. Cảnh lũ lụt ở Liễu Châu, Quảng Tây vào tháng 7/2017. Ảnh: CNN. |
|
Các chuyên gia cho rằng lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm có lẽ là sự đầu tư tốt nhất mà một quốc gia và một thành phố có thể thực hiện nhằm tránh những tổn thất không đáng có do lũ lụt. Cảnh những ngôi nhà ngập trong nước lũ ở Trung Quốc. Ảnh: Tasnim. |
|
Trận mưa lớn vào đầu tháng 7/2017 khiến mực nước sông dâng cao gây ra tình trạng lũ lụt, lở đất. Một số ngôi nhà ở Kyodo, Nhật Bản đã bị lũ cuốn trôi, hàng chục người bị mắc kẹt tại vùng lũ trong khi hơn 430.000 người tại khu vực chịu ảnh hưởng được yêu cầu sơ tán và tìm nơi trú ẩn. |
|
Ít nhất 10 người đã mất tích và 400.000 người khác buộc phải sơ tán khẩn cấp sau khi mưa lớn kỷ lục đổ bộ khu vực phía Tây Nam Nhật Bản, khiến nước lũ tại các sông dâng cao. Trong ảnh: Mưa lũ tàn phá khu vực Asakura, tỉnh Fukuoka. Ảnh: Internet |
|
Trong tháng 7/2017, mưa lớn do ảnh hưởng của gió mùa đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều bang ở Đông Bắc Ấn Độ. Tại bang Assam, đến nay 52 người đã thiệt mạng và hơn 1,75 triệu người bị ảnh hưởng do mưa lũ. 26 trong số 33 huyện của bang hiện vẫn bị ngập nước. Hồi tuần trước, mưa lớn trút xuống bang Gujarat gây ngập lụt, khiến 7 người thiệt mạng và 3 người mất tích. |
|
Lũ lụt tập trung vào ba con sông lớn của Himalaya ở Nam và Đông Á: sông Hằng, Brahmaputra và Dương Tử. Khoảng 500 triệu người, tương đương 50% dân số ở Ấn Độ và Bangladesh, và khoảng 300 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số Trung Quốc, sống trong các lưu vực sông ngòi của ba con sông này. Lũ lụt ở Ấn Độ khiến hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Ảnh: Reuters. |
|
Trưa ngày 27/5/2017, một trận mưa lớn đã đổ xuống Bangkok, khiến nhiều khu vực của thành phố này ngập trong nước, trong khi hệ thống thoát nước phản ứng không kịp với lượng mưa đổ xuống như trút nước. Ảnh: Internet |
|
Mùa mưa ở Thái Lan thường diễn ra từ tháng 6 tới tháng 11. Việc lũ lụt xảy ra ngay vào đầu tháng 1 được xem là hiện tượng thời tiết bất thường. Thái Lan đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do mưa lũ trái mùa ở khu vực miền Nam nước này. Mưa lũ hồi tháng 1/2017 đã làm 40 người thiệt mạng. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Thái Lan hồi đầu năm nay. Ảnh: Reuters. |
|
Sáng ngày 17/7/2017, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, cơn mưa to trút xuống Hà Nội khiến nhiều con đường, tuyến phố ngập sâu. Thời tiết gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân, tại một số nơi, người lao động phải tranh thủ sinh hoạt giữa đoạn đường ngập lụt. |
|
Những trận mưa lớn gây ra lượng nước cao bất thường trong một ngày hoặc một giờ, làm tăng khả năng lũ lụt. Tất nhiên, lượng mưa lớn không gây ra lũ lụt, mà chủ yếu nó phụ thuộc vào địa hình và cơ sở hạ tầng của thành phố. Ảnh lụt lội tại đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội. Nguồn ảnh: Kiến Thức. |
Kim Ngọc
(Tổng hợp)