Hỗ trợ chế độ để nâng cao trách nhiệm của người trông coi di tích ở Nghệ An

Minh Quân - Đình Tuyên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hội đồng nhân dân tỉnh vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có chính sách hỗ trợ người trông coi di tích. Báo Nghệ An ghi nhận ý kiến của những người liên quan về vấn đề này.
Khu Di tích quốc gia đền Rậm (xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên). Ảnh: Đình Tuyên

Khu Di tích quốc gia đền Rậm (xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên). Ảnh: Đình Tuyên

Ông Phạm Văn Lục - người trông coi Di tích Quốc gia đền Rậm (xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên): “Ngoài chế độ cho người trông coi, bảo vệ, mong muốn lớn nhất của tôi là thời gian tới di tích được quan tâm tu bổ”.

Ảnh: Minh Quân

Ảnh: Minh Quân

Tôi sinh năm 1944, và sau một thời gian công tác trong quân đội, về nghỉ hưu, tôi được chính quyền và nhân dân cử trông coi đền Rậm được 7 năm. Hiện ban lễ nghi đền chúng tôi có 5 người, đều tuổi đã cao, từ gần 70 đến 90 tuổi. Nhìn chung anh em chúng tôi rất đoàn kết, cùng làm công việc chung là trông coi, quét dọn, chăm sóc các loại cây trong khuôn viên đền, hướng dẫn người dân đến thắp hương. Chúng tôi đều tuổi đã cao, người có lương hưu, người không nhưng có lẽ nhờ trông coi di tích nên được trời ban cho sức khỏe để tiếp tục gắn bó với công việc. Còn về chế độ thì 5 người chúng tôi mỗi năm được nhận 2,4 triệu đồng.

Vừa rồi, chúng tôi được biết tin cấp trên có chính sách tăng chế độ cho người trông coi di tích, đó là điều đáng mừng. Nhưng ngoài chế độ cho người trông coi, bảo vệ, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là thời gian tới Nhà nước quan tâm tu bổ Di tích Đền Rậm, vì hiện nay một số hạng mục của đền đã xuống cấp nghiêm trọng sau đợt mưa lũ vào tháng 9, tháng 10 vừa qua, để đền trở thành nơi sinh hoạt tâm linh ý nghĩa của người dân địa phương.

Clip: Đình Tuyên - Minh Quân

Ông Lê Hồng Thái - người trông coi Di tích Quốc gia Đình Trung (phường Hưng Dũng, thành phố Vinh): “Dù chế độ hỗ trợ như thế nào tôi cũng luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, tôn nghiêm cho di tích”.

Ảnh: Minh Quân

Đình Trung thuộc cụm Di tích Làng Đỏ, nằm trên địa bàn khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, và tôi được Ủy ban nhân dân phường giao nhiệm vụ trông coi, bảo vệ di tích này từ năm 2012 đến nay. Tôi thấy rằng Cụm Di tích Làng Đỏ, trong đó có đình Trung là một nơi giáo dục cho mọi thế hệ người dân trong và ngoài phường. Dù chế độ hỗ trợ như thế nào thì tôi cũng luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, tôn nghiêm cho di tích.

Hiện nay, sau một thời gian xuống cấp, Di tích Đình Trung đang được tu sửa và vừa qua Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết quy định tăng chế độ hỗ trợ cho người trông coi di tích như chúng tôi. Tôi thấy đó là điều rất phấn khởi, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh nhà.

Clip: Đình Tuyên - Minh Quân

Bà Trần Thị Kim Phượng - Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Nghệ An: “Hiện chế độ chi trả cho người bảo vệ, trông coi di tích ở mức khá thấp, vì vậy mà việc ràng buộc trách nhiệm trong việc trông coi, bảo vệ di tích còn hạn chế”.

Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Đình Tuyên

Ở Nghệ An hiện nay có 471 di tích được xếp hạng. Tuy nhiên, hiện chế độ chi trả cho người bảo vệ, trông coi di tích ở mức khá thấp, được thực hiện theo Quyết định 5542 ngày 27/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cụ thể, những người trông coi di tích cấp quốc gia được chi trả mỗi tháng 200 nghìn đồng/di tích; còn di tích cấp tỉnh là 150 nghìn đồng/tháng/di tích. Chính vì vậy mà việc ràng buộc trách nhiệm trong việc trông coi, bảo vệ di tích còn hạn chế. Ở một số địa phương có di tích không có nguồn thu, chính quyền cũng đã quan tâm trích ngân sách hỗ trợ cho người trông coi di tích nhưng cũng có phần lớn địa phương chưa quan tâm đến vấn đề này mà còn phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của tỉnh.

Xuất phát từ mong muốn hỗ trợ, động viên, đồng thời nâng cao trách nhiệm những người trực tiếp bảo vệ, trông coi di tích, Ban Quản lý di tích tỉnh đã tham mưu cho Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng dự thảo trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có chính sách hỗ trợ người trông coi tại các di tích đã được xếp hạng. Theo đó, đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, số tiền hỗ trợ là 3 triệu đồng/tháng/di tích; đối với di tích xếp hạng cấp quốc gia là 3 triệu đồng/tháng/di tích; di tích xếp hạng cấp tỉnh là 500 nghìn đồng/tháng/di tích. Số tiền hỗ trợ này chưa phải là nhiều nhưng cũng sẽ góp phần động viên những người hiện nay đang làm công tác bảo vệ, giữ gìn giá trị di sản quý báu của cha ông.

Clip: Đình Tuyên - Minh Quân

Ông Bùi Công Vinh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao: “Đây là một chính sách quan trọng trong việc động viên, hỗ trợ cho người trông coi di tích - lực lượng quan trọng trong việc hỗ trợ bảo tồn di sản”

Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Đình Tuyên

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được triển khai khá hiệu quả, trong đó công tác bảo vệ, trông coi di tích đã được các địa phương quan tâm. Song, số lượng di tích trên địa bàn tỉnh khá lớn, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người trông coi di tích thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

Nắm bắt được điều đó, ngành Văn hóa và Thể thao đã tham mưu cho các cấp trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 28 ngày 9/12/2022 quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có chính sách hỗ trợ người trông coi tại các di tích. Có thể nói đây là một chính sách quan trọng trong việc động viên, hỗ trợ cho người trông coi di tích - lực lượng quan trọng trong việc hỗ trợ bảo tồn di sản.

Về phía ngành Văn hóa và Thể thao, chúng tôi sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về thủ tục, quy trình chi trả cho người trông coi di tích theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhằm đảm bảo nghị quyết được triển khai đến tận cơ sở một cách hiệu quả, chính xác, đảm bảo sự công bằng ở các địa phương.

Clip: Đình Tuyên - Minh Quân

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.