Hungary phản đối Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus

Theo Tuấn Trần (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngoại trưởng Hungary hôm 25/3 đã lên tiếng phản đối việc Ukraine nộp đơn gia nhập vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, chính quyền Budapest sẽ không đồng ý để Ukraine gia nhập NATO hay thậm chí là Liên minh châu Âu (EU), với lý do Kiev tiếp tục có những hành vi “không phải phép” với cộng đồng người dân nước này sinh sống ở tỉnh Zakarpattia.

“Tôi đã đề cập vấn đề trên với Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc về quyền con người, bà Ilze Brands Kehris, khi có tới gần 100 ngôi trường cấp một và cấp hai dành cho người dân Hungary sinh sống ở tỉnh Zakarpattia đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa vì những điều khoản quy định trong luật giáo dục của Ukraine”, trang web Cơ quan báo chí Chính phủ Azerbaijan dẫn bài đăng trên Facebook của ông Szijjarto, viết.

“Tôi cần nói rõ rằng Budapest sẽ không thể hỗ trợ Ukraine trong quá trình hội nhập xuyên Đại Tây Dương và châu Âu dưới bất kỳ tình huống nào, chừng nào các trường học dành cho người Hungary ở tỉnh Zakarpattia còn đối mặt nguy cơ”, ông Szijjarto viết thêm.

Theo Cơ quan báo chí Chính phủ Azerbaijan, Quốc hội Ukraine vào năm 2018 đã thông qua đạo luật cấm giảng dạy bốn ngôn ngữ nước ngoài gồm tiếng Nga, tiếng Romania, tiếng Ba Lan và tiếng Hungary ở các cấp giáo dục cao hơn tiểu học. Dù Hungary những năm gần đây đã nhiều lần bày tỏ quan ngại với giới chức Ukraine về vấn đề trên, nhưng theo ông Szijjarto thì phía Kiev “đã không làm gì để giải quyết những mối bận tâm của Budapest”.

Chính quyền Ukraine tới nay chưa đưa ra phản hồi về tuyên bố của Ngoại trưởng Hungary Szijjarto.

Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/3 cho biết, nước này sẽ hoàn tất việc xây dựng cơ sở phục vụ cho việc lưu trữ vũ khí hạt nhân ở Belarus trong mùa hè năm nay.

“Cơ sở đó ở Belarus sẽ sẵn sàng hoạt động vào ngày 1/7. Tuy nhiên, chúng tôi không có kế hoạch chuyển giao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho chính quyền Minsk. Động thái này được thúc đẩy bởi quyết định của nước Anh trong việc cung cấp cho quân đội Ukraine đạn uranium nghèo”, ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn với kênh Russia 24.

Tuy nhiên, ông chủ Điện Kremlin không nêu cụ thể loại vũ khí hạt nhân nào sẽ được Nga chuyển tới Belarus.

Theo hãng thông tấn RT, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko hồi đầu tháng 10/2022 đã có cuộc hội đàm với nội dung nghị sự xoay quanh việc Mỹ có thể đặt vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, nước có chung đường biên giới với tỉnh Kaliningrad của Nga và Belarus.

“Belarus đang phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng tới từ Ba Lan, khi Warsaw và Washington đã có các cuộc đối thoại về việc ‘chia sẻ hạt nhân’. Vì Belarus không có vũ khí hạt nhân, nên chúng tôi sẽ phải thực hiện một số biện pháp phù hợp để đáp trả”, nhà lãnh đạo Belarus khi đó tuyên bố.

Ba Lan kêu gọi EU gửi thêm đạn cho Kiev

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm 25/3 cho biết, bản thân ông hy vọng rằng các cuộc đàm phán chung giữa Uỷ ban châu Âu và một số quốc gia quan trọng như Pháp, Đức và Ba Lan sẽ đẩy nhanh quá trình vận chuyển đạn dược cho Ukraine, khi Kiev “đang cần ngay lập tức”.

“Chúng ta sẽ cần tới Liên minh châu Âu (EU) trong việc chung tay chuyển đạn dược từ các quốc gia thứ ba, cho Ukraine. Bởi chúng ta không còn đủ đạn ở châu Âu, nên chúng ta sẽ phải mua chúng từ nước ngoài”, tờ Ukrinform dẫn lời ông Morawiecki nói trong buổi họp báo được tổ chức ở Warsaw, Ba Lan.

Đồng thời, ông Morawiecki cũng kêu gọi tập đoàn quốc phòng PAG của Ba Lan cũng nhiều doanh nghiệp khác cần đẩy mạnh việc sản xuất đạn dược. “Thật khó để tưởng tượng có bao nhiêu tên lửa và đạn pháo được bắn đi ở khu vực tiền tuyến Ukraine mỗi ngày. Các lực lượng vũ trang Kiev mỗi ngày bắn từ 2.000 đến 6.000 quả, trong khi quân đội đối phương bắn gấp 10 lần số đó”, Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.