Indonesia có số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, Trung Quốc đạt mục tiêu tiêm chủng

Giới chức Indonesia tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 theo ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Số liệu từ Bộ Y tế Indonesia ngày 26/6 cho biết, nước này trong 24 giờ qua đã phát hiện thêm 21.095 ca nhiễm mới và 358 trường hợp tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 2.093.962 và 56.949.
Indonesia có số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục, Trung Quốc đạt mục tiêu tiêm chủng ảnh 1
Nhân viên y tế Indonesia tiêm chủng cho người dân Jakarta. Ảnh: AP

Theo tờ Channel News Asia, Indonesia hiện là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số ca nhiễm và tử vong do dịch Covid-19. Chính quyền nước này đang chật vật trong việc đối phó với những biến chủng có khả năng lây lan mạnh.

Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin cho biết, nhiều bệnh viện ở thủ đô Jakarta đã được bố trí thêm giường bệnh nhằm đối phó với số ca nhiễm mới tăng cao thời gian gần đây. Ngoài ra, chính quyền thành phố này cũng cho lập một số bệnh viện dã chiến để điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.

Trung Quốc đạt mục tiêu tiêm chủng vắc xin

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 26/6 dẫn lời quan chức Thôi Cương thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này đã đạt mục tiêu tiêm chủng cho 630 triệu dân.

“Hơn 40% dân số Trung Quốc đã được tiêm chủng. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hướng tới thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng. Các nỗ lực chung tới từ phía những nhà phát triển và sản xuất vắc xin, cùng nhiều cơ quan quản lý là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin ngừa Covid-19”, ông Thôi nói.

Theo tờ SCMP, các cơ quan y tế Trung Quốc hồi cuối tháng Ba chỉ tiêm được khoảng 2 triệu liều vắc xin/ngày. Nhưng trong tháng này, lượng vắc xin được sử dụng mỗi ngày đã tăng lên trung bình khoảng 18 triệu liều. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ tiêm chủng có thể là do các nhà sản xuất vắc xin tại Trung Quốc đã mở rộng công suất, cũng như người dân đã ý thức được việc tiêm chủng sau khi có thêm nhiều ổ dịch mới bùng phát.

Dự kiến, mục tiêu tiếp theo của chính quyền Trung Quốc sẽ là nâng tỷ lệ dân số được tiêm chủng lên mức 70% vào cuối năm nay.

Đức đẩy mạnh tiêm chủng chống lại biến thể Delta

Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế Đức, ông Jens Spahn hôm 26/6 cho biết, nước này cần đẩy mạnh việc tiêm chủng nhằm chống lại biến thể Delta đang lây lan.

“Chính phủ sẽ cung cấp 5 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho các trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước trong tuần đầu tiên của tháng Bảy, và công ty dược phẩm Moderna sẽ cung cấp lượng vắc xin nhiều gấp hai lần mức họ cam kết ban đầu”, ông Spahn nói.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Robert Koch (RKI), khoảng 1/3 người dân Đức đã nhận đủ hai mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Mục tiêu hiện nay của nước này là tiêm chủng cho ít nhất 80% tổng dân số trên toàn quốc nhằm hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Một số diễn biến khác về dịch bệnh

Cập nhật lúc 5h sáng ngày 27/6 của trang thống kê toàn cầu Worldometers cho thấy, dịch Covid-19 đang hoành hành ở 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm virus cho hơn 181,5 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 3,9 triệu bệnh nhân. Số hồi phục đạt trên 166 triệu trường hợp.

Ấn Độ tiếp tục trải qua một ngày khủng khiếp với số người nhiễm mới lên tới hơn 49.800 và số người chết hơn 1.200. Như vậy đến nay, nước này có tổng cộng hơn 30,2 triệu ca dương tính và gần 395.800 ca tử vong.

Brazil cũng đối mặt với sự lây lan và chết chóc nghiêm trọng khi ghi nhận thêm 64.134 ca nhiễm mới vào danh sách hơn 18,3 triệu bệnh nhân, và hơn 1.460 nạn nhân vào tổng hơn 512.700 người tử vong vì Covid-19.

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.