Khát vọng làm mẹ của những phụ nữ có H

(Baonghean) - Làm mẹ là mong ước của tất cả phụ nữ, kể cả những phụ nữ nhiễm HIV. Tại Nghệ An, từ năm 2007 đến nay, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được triển khai đã đem đến hạnh phúc cho rất nhiều gia đình.
Ở tuổi ngoài 40, chị Nguyễn Thị H, lại một lần nữa được làm mẹ và hạnh phúc hơn khi bé trai của chị được sinh ra an toàn, dù chị là một người đã có gần 20 năm bị nhiễm HIV. Đứa con ra đời cũng đã trở thành sợi dây gắn kết cho chị và người chồng thứ 2, giúp chị có thêm nghị lực sống.
Trước đó, chị cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc. Nhưng rồi, bất hạnh đã ập đến khi chị sinh con gái đầu lòng rồi ngay sau đó lại nhận được hung tin hai mẹ con bị lây nhiễm HIV từ chồng. Sau khi chồng qua đời, có thời gian hai mẹ con chị rất khó khăn bởi lúc nào cũng lo ngại bị mọi người xa lánh. Nhưng, cũng vì con, chị gắng gượng vươn lên và còn trở thành một đồng đẳng viên tích cực nhằm giúp đỡ những người có HIV ở thành phố Vinh.
Tại đây chị còn gặp người chồng hiện tại bây giờ và bắt đầu viết tiếp ước mơ có một gia đình trọn vẹn, có tiếng con trẻ. Chia sẻ về hành trình sinh con khỏe mạnh của mình, chị cho biết: Từ nhiều năm nay tôi uống ARV đều đặn và sức khỏe hoàn toàn bình thường. Vì vậy, khi biết tôi muốn sinh con, các anh chị ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đều ủng hộ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình trước trong và sau khi sinh con. Hiện cháu đã gần 1 tuổi, xét nghiệm nhiều lần và các chỉ số đều âm tính.
Ảnh minh họa
Câu chuyện của chị H cũng trở thành động lực cho rất nhiều những bà mẹ có HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Bản thân chị H, với vai trò là một đồng đẳng viên, giúp việc tại phòng khám cho bệnh nhân nhiễm HIV nên sau khi vượt cạn thành công đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho rất nhiều chị em khác đang có ước mơ được làm mẹ.
Tại Khoa Sản - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, chúng tôi cũng gặp một ông bố ở huyện Thanh Chương chia sẻ niềm vui bởi đứa con mới sinh của anh chị đã được an toàn sau khi đi đo lượng virus và có kết quả âm tính. Đây cũng là trường hợp trẻ sơ sinh đầu tiên ở Nghệ An chuyển điều trị ARV từ dạng viên nén sang siro và bước đầu đem lại hiệu quả tương đương. Người bố này cũng cho biết: Vì điều kiện gia đình ở xa nên trong quá trình mang thai, vợ anh chủ yếu chỉ điều trị ARV tại bệnh viện huyện. Nhưng nhờ được các y, bác sỹ tư vấn việc theo dõi, chăm sóc thai nhi, về chế độ dinh dưỡng nên vợ chồng khá an tâm và vượt qua được 9 tháng mang thai và sinh con an toàn.
Tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Ảnh minh họa
Tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Ảnh minh họa
Năm 2018 là năm thứ 11, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được triển khai tại Nghệ An và đem đến những kết quả rất tích cực. Như tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An - một trong những đơn vị đầu tiên triển khai chương trình, tất cả 270 bà mẹ mang thai nhiễm HIV được điều trị thì 270 trường hợp đều thành công. Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hưng - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, hiện nay, những phụ nữ nhiễm HIV vẫn có cơ hội sinh con an toàn bằng cách sử dụng thuốc ARV.
“Bệnh nhân HIV/AIDS bị virus HIV xâm nhập vào người, làm hệ miễn dịch bị tiêu diệt, tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu bệnh nhân điều trị ARV thường xuyên sẽ giúp ức chế vi trùng đó và khi giảm xuống ngưỡng bình thường thì cơ hội mang thai an toàn là rất cao”, bác sỹ Hưng cho biết.
Cũng theo bác sỹ Hưng, hiện nay, quyền lợi điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ngày càng được mở rộng. Trong đó, theo Quyết định số 5418 ngày 11/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS thì tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai đều có chỉ định điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS có riêng một điều quy định về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ và phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các dịch vụ dự phòng một cách miễn phí với chất lượng cao, đặc biệt là thuốc kháng vi rút (ARV). 
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân nhi tại phòng khám dành cho những người có HIV/AIDS, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Song Hoàng
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân nhi tại phòng khám dành cho những người có HIV/AIDS, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Song Hoàng
Với những quyền lợi này, nếu phụ nữ mang thai biết mình bị nhiễm HIV hoặc phụ nữ nhiễm HIV muốn mang thai và muốn sinh con đều cần được tư vấn và cần tuân thủ tốt việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tại Nghệ An, từ khi chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con được triển khai thì tất cả các cơ sở sản khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện đều cung cấp gói dịch vụ toàn diện phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Bác sỹ Trịnh Hùng Tiến - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Nếu phụ nữ có HIV được uống ARV đều đặn và được chăm sóc đúng phác đồ theo 3 giai đoạn, trước khi mang thai, trong quá trình chuyển dạ và phòng chống HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con sau sinh thì tỷ lệ thành công đạt đến 98%.
Mặc dù có những ưu việt nhưng công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng còn rất nhiều những khó khăn, đặc biệt là trong công tác sàng lọc và phát hiện những người mẹ bị nhiễm HIV. Tại phòng khám cho bệnh nhân nhi bị nhiễm HIV tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, chúng tôi bắt gặp có khá nhiều trẻ em bị HIV do trước đó người mẹ không phát hiện được bệnh. Chị Trần Thị L (phường Lê Lợi, thành phố Vinh) cho biết: “Tôi sinh cháu đầu khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đến khi sinh cháu thứ hai, quá trình mang thai ổn định nên cũng không lo lắng nhiều. Nhưng đến khi cháu 1 tuổi, bị bệnh, phải nhập viện và làm xét nghiệm thì mới biết cháu bị nhiễm HIV từ bố... Hiện chồng chị L đã qua đời, con trai của chị L đã học lớp 3 và gia đình vẫn phải giấu mọi người. Riêng cháu L, cứ vài tháng, mẹ lại cho cháu đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để lấy thuốc và kiểm tra sức khỏe”. Liên quan đến vấn đề này, bác sỹ Trịnh Hùng Tiến cũng tỏ ra lo lắng bởi hiện tại dù đã tuyên truyền, vận động nhưng số phụ nữ có HIV sinh con thiếu an toàn vẫn còn khá nhiều bởi lý do: Hiện nay, ở các vùng nông thôn, miền núi cao, đa phần người dân vẫn sinh ở các trạm xá. Trong khi đó, điều kiện trang thiết bị y tế ở đây lại không đủ để xét nghiệm dự phòng cho bệnh nhân có HIV/AIDS...
Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), năm 2017, trong số hơn 2,7 triệu phụ nữ có thai trên cả nước chỉ có gần 1,4 triệu người mang thai được xét nghiệm HIV, chiếm 50,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV ở số phụ nữ mang thai được xét nghiệm này lại khá cao với 1.108 người.
Tại Nghệ An, theo thống kê của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, nếu cả mẹ và con cùng điều trị thì tỷ lệ thành công là 100%. Nhưng ngược lại, nếu cả hai không điều trị thì tỷ lệ thất bại là tuyệt đối. Trong khi đó, phần lớn nhiều bà mẹ không hiểu biết về HIV cũng như không biết về tình trạng nhiễm HIV của mình nên lây truyền cho con.
Thực tế trên cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hiện nay. Và, để thành công, ngoài công tác tuyên truyền, vận động thì còn có nhiều giải pháp của ngành Y tế và các ban, ngành khác nhằm kiểm soát tốt tình trạng nhiễm HIV. 

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.