Vụ đông xuân 2023-2024, bản Chắn (thị trấn Thạch Giám, Tương Dương) liên kết với Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam trồng khoai tây thương phẩm. Ảnh: T.P Diện tích liên kết trồng là 5ha với 38 hộ tham gia. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón theo hình thức trả chậm; được tập huấn kỹ thuật từ khi xuống giống đến khi thu hoạch. Ảnh: T.P Đặc biệt, mô hình được đầu tư béc tưới phun tự động, giúp người dân tiếp cận với công nghệ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Ảnh: T.P Đến cuối tháng 2/2024, 5ha khoai tây cho thu hoạch. Năng suất dự ước đạt từ 14-15 tấn/ha. Ảnh: T.P Theo đánh giá ban đầu, cây khoai tây rất phù hợp với chất đất, khí hậu nơi đây nên cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: T.P Ông Vang Văn Bình, một hộ dân bản Chắn tham gia mô hình cho biết: “Tôi làm 2 sào khoai tây. Tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên năng suất đạt 1,5 tấn. Nhập bán cho doanh nghiệp gần 1 tấn đạt chất lượng, số còn lại để làm giống cho vụ sau và bán ra thị trường. Trừ chi phí, còn lãi 8-9 triệu đồng, so với các loại cây trồng khác thì cây khoai tây có giá trị kinh tế cao hơn”. Ảnh: T.P Nông dân bản Chắn phân loại khoai tây trước khi cân bán cho doanh nghiệp. Ảnh: T.P Sau khi thu hoạch, lượng khoai tây đạt chất lượng thương phẩm được doanh nghiệp thu mua tại ruộng với giá đã ký kết. Ảnh: T.P Theo đó, 1kg khoai tây thương phẩm được bán với giá 7.500 đồng. “1ha khoai tây đạt 14-15 tấn củ, trong đó khoảng 8 tấn củ đạt tiêu chuẩn nhập cho doanh nghiệp, số còn lại bán ra thị trường. Theo tính toán, 1ha người dân có thu nhập 120-150 triệu đồng”, bà Lương Thị Hiên - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thạch Giám cho biết. Ảnh: T.P Điều bà con phấn khởi nhất khi tham gia mô hình liên kết là sản phẩm làm ra được bao tiêu, không lo tồn đọng, ế ẩm. Do đó, rất nhiều người dân mong muốn mở rộng diện tích, nhân rộng mô hình. Ảnh: T.P
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO