Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh. 
Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Kiên tọa lạc ở xóm Đình, được xây dựng vào thời Lê, có quy mô đồ sộ, gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Qua hàng trăm năm tồn tại, đình đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2020. Cổng đình đã được xây mới. Các tòa đình được nâng cấp, lợp lại ngói Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Kiên tọa lạc ở xóm Đình, được xây dựng vào thời Lê, có quy mô đồ sộ, gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Qua hàng trăm năm tồn tại, đình đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2020. Cổng đình đã được xây mới. Các tòa đình được nâng cấp, lợp lại ngói Ảnh: Huy Thư

Trên khung gỗ của hạ đình, các đề tài truyền thống như "tứ linh, tứ quý" được người xưa chạm bong kênh và chạm lộng một cách tinh xảo. Đình Trung Kiên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Trên khung gỗ của hạ đình, các đề tài truyền thống như "tứ linh, tứ quý" được người xưa chạm bong kênh và chạm lộng một cách tinh xảo. Đình Trung Kiên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Đền Thượng tọa lạc ở xóm Chùa, được xây dựng vào năm 1657, thờ tứ vị Thánh nương và các vị thần có công với dân, với nước. Đền gồm 2 tòa: Hạ điện và thượng điện thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ truyền, 3 gian, 16 cột. Ảnh: Huy Thư

Đền Thượng tọa lạc ở xóm Chùa, được xây dựng vào năm 1657, thờ tứ vị Thánh nương và các vị thần có công với dân, với nước. Đền gồm 2 tòa: Hạ điện và thượng điện thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ truyền, 3 gian, 16 cột. Ảnh: Huy Thư

Thượng điện của đền thể hiện tập trung vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Các kết cấu gỗ như xà, hạ, kẻ, giá chiêng... được điêu khắc, chạm trổ một cách công phu. Những tác phẩm điêu khắc trên đền Thượng mang vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại. Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1992. Do đền bị xuống cấp nặng nề, năm 2018, người dân làng Trung Kiên cùng với các mạnh thường quân đã phát tâm công đức quyên góp gần 2 tỷ đồng để trùng tu đền. Ảnh: Huy Thư

Thượng điện của đền thể hiện tập trung vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Các kết cấu gỗ như xà, hạ, kẻ, giá chiêng... được điêu khắc, chạm trổ một cách công phu. Những tác phẩm điêu khắc trên đền Thượng mang vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại. Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1992. Do đền bị xuống cấp nặng nề, năm 2018, người dân làng Trung Kiên cùng với các mạnh thường quân đã phát tâm công đức quyên góp gần 2 tỷ đồng để trùng tu đền. Ảnh: Huy Thư

Đền Quan Hậu ở xóm Chùa được người dân làng biển xây dựng từ thời xưa để thờ Minh nghị Tướng quân Nguyễn Chi Đức, người có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân. Những năm chiến tranh, đền bị hư hỏng, chỉ còn lại dấu tích. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đền đã được xây dựng lại, nằm trong cụm Di tích Quốc gia làng Trung Kiên. Ảnh: Huy Thư

Đền Quan Hậu ở xóm Chùa được người dân làng biển xây dựng từ thời xưa để thờ Minh nghị Tướng quân Nguyễn Chi Đức, người có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân. Những năm chiến tranh, đền bị hư hỏng, chỉ còn lại dấu tích. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đền đã được xây dựng lại, nằm trong cụm Di tích Quốc gia làng Trung Kiên. Ảnh: Huy Thư

Đền Tráng Liệt ở xóm Đình được xây dựng vào cuối thời Lê để thờ ông Phạm Tự Kỷ - người có công phát triển nghề đóng tàu thuyền và chữa bệnh cứu dân. Lúc khởi dựng, đền chỉ có 1 tòa 3 gian, khung nhà được làm bằng gỗ, mái lợp tranh. Đến thời Nguyễn, đền được tu sửa lớn và làm thêm nhà hậu cung. Đền Tráng Liệt đã được đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2013.

Đền Tráng Liệt ở xóm Đình được xây dựng vào cuối thời Lê để thờ ông Phạm Tự Kỷ - người có công phát triển nghề đóng tàu thuyền và chữa bệnh cứu dân. Lúc khởi dựng, đền chỉ có 1 tòa 3 gian, khung nhà được làm bằng gỗ, mái lợp tranh. Đến thời Nguyễn, đền được tu sửa lớn và làm thêm nhà hậu cung. Đền Tráng Liệt đã được đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2013.

Đền Cửa Lạch ở xóm Rồng thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được người dân làng biển xây dựng từ xưa. Đền tọa lạc dưới chân núi Rồng, hướng ra biển Đông theo thế "tọa sơn võng thủy" với cảnh quan non nước hữu tình. Đền mới được trùng tu, tôn tạo năm 2019, gồm có hạ điện, thượng điện và cổng tam quan. Ảnh: Huy Thư

Đền Cửa Lạch ở xóm Rồng thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được người dân làng biển xây dựng từ xưa. Đền tọa lạc dưới chân núi Rồng, hướng ra biển Đông theo thế "tọa sơn võng thủy" với cảnh quan non nước hữu tình. Đền mới được trùng tu, tôn tạo năm 2019, gồm có hạ điện, thượng điện và cổng tam quan. Ảnh: Huy Thư

Chùa Phổ Nghiêm ở xóm Chùa được xây dựng vào năm1690. Chùa tọa lạc dưới chân núi Chùa với kiến trúc độc đáo, chồng diêm 8 mái . Chùa đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Chùa Phổ Nghiêm ở xóm Chùa được xây dựng vào năm1690. Chùa tọa lạc dưới chân núi Chùa với kiến trúc độc đáo, chồng diêm 8 mái . Chùa đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Tại chùa Phổ Nghiêm còn lưu giữ một số hiện vật cổ quý hiếm, trong đó, có tượng cổ và bia đá 4 mặt. Bia có chiều cao khoảng 1,2m. Các mặt bia đều khắc kín chữ Hán. Nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền, chùa, miếu, mở mang đất đai, nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng Trung Kiên xưa. Ảnh: Huy Thư

Tại chùa Phổ Nghiêm còn lưu giữ một số hiện vật cổ quý hiếm, trong đó, có tượng cổ và bia đá 4 mặt. Bia có chiều cao khoảng 1,2m. Các mặt bia đều khắc kín chữ Hán. Nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền, chùa, miếu, mở mang đất đai, nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng Trung Kiên xưa. Ảnh: Huy Thư

Cùng với các di tích đình, đền, chùa, tại làng Trung Kiên còn bảo tồn được một số giếng cổ, như giếng Chùa, giếng Đình... với tuổi đời hàng trăm năm. Cuộc sống mới đang làm thay da đổi thịt trên vùng đất cổ, nhưng những giá trị truyền thống, đặc biệt là các công trình cổ của tiền nhân vẫn được người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo. Đây không chỉ là chứng tích sinh động cho bề dày văn hóa, lịch sử đầy tự hào của người dân làng biển, mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Huy Thư
Cùng với các di tích đình, đền, chùa, tại làng Trung Kiên còn bảo tồn được một số giếng cổ, như giếng Chùa, giếng Đình... với tuổi đời hàng trăm năm. Cuộc sống mới đang làm thay da đổi thịt trên vùng đất cổ, nhưng những giá trị truyền thống, đặc biệt là các công trình cổ của tiền nhân vẫn được người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo. Đây không chỉ là chứng tích sinh động cho bề dày văn hóa, lịch sử đầy tự hào của người dân làng biển, mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.