Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào

(Baonghean.vn) - Tiềm năng hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam – Lào nói chung và Nghệ An và các tỉnh của Lào nói riêng còn dư địa rất lớn để phát triển.

Sáng 11/4, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào lần thứ XII dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công thương Lào, Khampheng Xaysompheng. Tham dự Hội nghị còn có đại diện các sở công thương, lãnh đạo các tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước; đại diện các bộ ngành có liên quan và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An – trưởng đoàn công tác của Nghệ An tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.

toàn cảnh hội nghị. Ảnh VP
Toàn cảnh hội nghị.
Kể từ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước lần thứ XI vào năm 2018 đến nay, quan hệ thương mại nói chung và thương mại biên giới giữa hai nước nói riêng đã có những bước phát triển mới, thể hiện qua mức tăng trưởng tích cực trong kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước bất chấp những khó khăn, thách thức không nhỏ do đại dịch COVID-19 gây ra.
Cụ thể, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,37 tỷ USD, tăng tới 33,3% so với năm 2020, vượt rất xa chỉ tiêu mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra cho ngành công thương hai nước (10%). Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt gần 780 triệu USD, tăng tới 70% so với năm 2020. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng, không những so với thương mại Việt – Lào những năm trước đây mà còn so với cả tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực.

         Nhiều lợi thế hợp tác phát triển thương mại biên giới

Riêng với Nghệ An - tỉnh có diện tích tự nhiên 16.493 km2, lớn nhất cả nước, Nghệ An có tuyến đường xuyên Á Đông – Tây nối Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò; Sân bay quốc tế Vinh công suất 3 triệu khách/năm, có 7 tuyến nội địa và các tuyến quốc tế đi Viêng Chăn (Lào) và Băng Cốc (Thái Lan). Với 82 km bờ biển, Nghệ An có nhiều cảng biển lớn với tổng lượng hàng hóa qua các cảng đạt trên 6,3 triệu tấn/năm. Tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 96 km; Ga Vinh là ga hạng 1, ga hành khách và vận chuyển lớn hàng đầu của Việt Nam.

Các đại biểu theo dõi hội nghị. Ảnh VP
Các đại biểu theo dõi hội nghị.

Sản xuất công nghiệp của Nghệ An có sự tăng trưởng lớn qua các năm; tỷ lệ công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ ngày càng cao; mặt hàng vật liệu xây dựng là một trong những lợi thế sản xuất của Nghệ An, đã và đang xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang thị trường Lào đạt 15-20 triệu USD/năm;

Mặt hàng nhiên liệu cũng là một trong những mặt hàng có lợi thế của Nghệ An, với những doanh nghiệp hàng đầu về kinh doanh mặt hàng này cũng như hệ thống cảng chuyên dụng và kho chứa các công ty như: Công ty CP Thiên Minh Đức (DKC), Petrolimex... ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường Lào, với kim ngạch xuất khẩu đạt 5-10 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, các mặt hàng truyền thống của Nghệ An như: gạo, dầu ăn, phân  bón, đồ nội thất, thủy hải sản....) đã từ lâu quen với người tiêu dùng tại Lào.

Về giáo dục, Nghệ An có 6 trường đại học (30.210 sinh viên), 8 trường cao đẳng (13402 sinh viên), 70 trường dạy nghề...; đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên nước bạn Lào, hiện tại có khoảng 750 sinh viên Lào đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại Nghệ An. 
Khu vực biên giới tỉnh Nghệ An chiếm 62,21% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là diện tích đồi núi. Khu vực biên giới Nghệ An và của Lào có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, mật độ dân số,... Dân cư biên giới qua lại, giao thương để trao đổi mua bán qua các cặp chợ biên giới hai nước: chợ Đin Đăm (tỉnh Bô Ly Khăm Xay), chợ Thanh Thủy (Thanh Chương), chợ Thông Thụ (huyện Quế Phong)....;
Phương tiện chờ chuyển tải hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn. Ảnh tư liệu Tiến Đông
Phương tiện chờ chuyển tải hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An). Ảnh tư liệu Tiến Đông

Về hợp tác phát triển thương mại biên giới, trên cơ sở các Hiệp định Thương mại song phương được ký kết và các văn bản pháp luật được Chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, thương nhân hai bên trao đổi, mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong giai đoạn 2018 đến quý I/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nghệ An và Lào đạt 139,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 132,3 triệu USD, nhập khẩu đạt 6,8 triệu USD và hàng trăm nghìn lượt người và phương tiện qua lại để thăm thân, làm việc, trao đổi mua bán hàng hóa, tham quan du lịch.

Công tác thông quan hàng hóa, phương tiện, xuất nhập cảnh.... được hai bên phối hợp thực hiện thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước trao đổi, mua bán hàng hóa.

Cần tiếp tục khai thác hiệu quả tiềm lực hai bên

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển thương mại biên giới giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh của nước bạn Lào vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Nghệ An - Lào còn nhiều bất cập, chưa thấy tính bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hai bên. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Nghệ An sang Lào có tỷ trọng nhỏ, năm 2021 chỉ chiếm 1,7% tổng kim ngạch của tỉnh Nghệ An. Hạ tầng kỹ thuật khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới Nghệ An - Lào còn yếu kém, lạc hậu. Thương nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô lô hàng nhỏ, mang tính chất thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài. Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp trong khi địa bàn rộng lớn, lực lượng hai bên còn mỏng…

Phó chủ tịch UBND tỉh Lê Hồng Vinh phát biểu tại hội nghị. Ảnh VP
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu tại hội nghị. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh nhấn mạnh: Tiềm năng hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam – Lào nói chung và Nghệ An và các tỉnh của Lào nói riêng còn dư địa rất lớn để phát triển. Điều đó trước tiên bắt nguồn từ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, thủy chung, trong sáng của chính quyền và nhân hai nước; sự năng động sáng tạo của đội ngũ doanh nghiệp hai bên để khai thác hiệu quả tiềm lực hai bên.

Với mục tiêu tỉnh “Đưa Nghệ An phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước”, Nghệ An đã và đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; Xây dựng Nghệ An trở thành một cực phát triển quan trọng trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối Việt Nam – Lào – Thái Lan – Myanmar, từ đó khai thác tốt tiềm năng xuất khẩu của Lào với các mặt hàng nông lâm sản và tiềm năng của Nghệ An trong việc cung cấp các mặt hàng có lợi thế như: vật liệu xây dựng, thủy hải sản, máy móc thiết bị...

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh 

Để hoạt động thương mại biên giới giữa Nghệ An với các tỉnh của Lào trong thời gian tới có bước phát triển mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị hai bên cần nghiên cứu, rà soát cơ chế chính sách phát triển thương mại biên giới đề xuất chính phủ hai nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù vào phát triển hạ tầng biên giới, trong đó chú trọng chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới đất liền của tỉnh; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư và xây dựng hạ tầng thương mại biên giới.

Tăng cường công tác hội đàm, trao đổi song phương về các vấn đề phát sinh về quản lý, xây dưng dựng cửa khẩu, lối mở, vận tải hàng hóa... Đầu tư xây dựng các trạm thu phát sóng viễn thông, internet cho khu vực biên giới, miền núi, đặc biệt là tại các cửa khẩu, lối mở, thị tứ... nhằm xóa các “vùng trũng” cho việc phủ sóng di động, internet; từng bước đưa dịch vụ ngân hàng hoạt động trực tiếp tại cửa khẩu; đầu tư điện lưới quốc gia đến các cửa khẩu, lối mở, thị tứ kết hợp thực hiện Chương trình phát triển năng lượng tái tạo cho đồng bào tại khu vực biên giới chưa có điện lưới thắp sáng.

Sở Công thương Nghệ An đã được Bộ Công Thương Lào tặng bằng khen cho vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Ảnh VP
Sở Công thương Nghệ An đã được Bộ Công Thương Lào tặng bằng khen cho vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

Về một số giải pháp phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào, Phó chủ tịch UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đề xuất Chính phủ, các bộ ngành liên quan hai nước tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn qua cửa khẩu Thanh Thủy. Đề nghị Bộ Công Thương Lào đề xuất Chính phủ sớm công bố cửa khẩu Nậm On (tỉnh Bô Ly Khăm Xay) thành cửa khẩu chính, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh thuận lợi. Quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp xây dựng hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào nói chung và Nghệ An - Lào nói riêng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu Thanh Thủy, Thông Thụ, Cao Vều, Tam Hợp,…

Nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh trân trọng gửi lời chúc đến các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân Lào đón Tết vui vẻ, chúc cho tình hữu nghị Việt Nam – Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” và không ngừng được củng cố và phát triển.   

Dịp này, Sở Công Thương Nghệ An đã được Bộ Công Thương Lào tặng Bằng khen cho vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào.

tin mới

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.