Lớp 'con nhà giàu' trong trường học

Từ nhu cầu của phụ huynh để cho con học trong môi trường "khác biệt" và sự chấp nhận của nhà trường, các lớp học "con nhà giàu" tồn tại ngay trong trường công.

Lớp “VIP” xuất hiện trong trường công lập không phải là chuyện bây giờ mới có, đã có nhiều năm nay. Cho dù dư luận, các chuyên gia giáo dục có nhiều ý kiến phản đối không nên tồn tại lớp “VIP” này nhưng thực tế ngày càng nhiều lớp học như vậy xuất hiện trong trường học với nhiều mức độ khác nhau.

Tại TP. HCM, nhiều năm nay đã có nhiều tiếng xầm xì về những lớp “đẳng cấp” tại một số trường học điểm. Có lớp học như “ốc đảo” thật sự với thiết kế, vật dụng, trang thiết bị... khác biệt với toàn trường bởi chính sự đóng góp của phụ huynh. Mà mức đầu tư có những lớp có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

lop con nha giau trong truong hoc hinh 1
Đề xuất đóng tiền lót sàn gỗ trong lớp của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở TPHCM bị phản ứng.

Chưa kể, ở một số lớp "VIP" phụ huynh còn có chế độ riêng như thuê thêm lao công, bảo mẫu để phục vụ các em, giáo viên phụ trách lớp cũng có những “ưu tiên” đặc biệt...

Đầu năm học này, nhiều phụ huynh lớp 1/7 của Trường tiểu học Lê Văn Sĩ (Q.Tân Bình, TPHCM) bức xúc khi phải đóng trên cả trăm triệu đồng để “hóa phép” cho lớp học của con theo kêu gọi của Ban đại diện phụ huynh. Ban đầu, Ban đại diện đề xuất lắp máy lạnh, sơn tường... Trong quá trình thực hiện, công trình tiếp tục được “nâng cấp” lót lại sàn gạch, mua tivi, kệ tủ, thay công tơ điện riêng và đặc biệt thay vì sửa lại bàn ghế như kế hoạch ban đầu thì lại thay mới toàn bộ.

Như vậy có thể thấy, với sự “chịu chơi” của phụ huynh, lớp học "VIP" nghiễm nhiên được thực hiện trong trường học. Nhiều phụ huynh bức xúc không chỉ vì phải đóng một khoản tiền không nhỏ mà còn lo ngại xây dựng một lớp học khác biệt trong điều kiện chung của nhà trường làm mất công bằng giáo dục giữa các lớp, giữa các học sinh.

Ở không ít trường học nở rộ phong trào phụ huynh đứng ra “hiện đại hóa” lớp học với tivi, máy chiếu, máy lạnh, lót sàn gỗ, rèm cửa như khách sạn nhiều sao... Đẹp hơn, sang hơn, cao cấp hơn nhưng trở nên lố bịch và phản cảm không chỉ về mặt kỹ thuật trong điều kiện tổng thể của trường trường học mà còn về mặt tinh thần giáo dục.

Con học trường công lập, nơi hoạt động bằng ngân sách nhà nước, nhất là ở bậc tiểu học là phổ cập thì việc học sinh chấp nhận điều kiện thụ hưởng như nhau là việc hiển nhiên. Nhiều phụ huynh không hiểu hoặc cố tình không hiểu, họ có tiền nên muốn “lót bông giữa sỏi đá” cho con đi, muốn con có điều kiện khác.

Vậy nhưng, nhiều lãnh đạo nhà trường lại “tiếp tay” cho sự bất bình đẳng ngay trong môi trường giáo dục với lý lẽ, phụ huynh tự nguyện, phụ huynh đề xuất...

Lớp "VIP" trong trường không chỉ tạo sự lệch pha giữa lớp này lớp nọ mà nhiều khi khổ nhất chính là người trong “cuộc chơi”. Rơi vào lớp con nhà giàu, quay theo vòng xoay “con mình khác người” không ít phụ huynh mệt mỏi vì không phải ai cũng có điều kiện để “tự nguyện” hoặc do quan điểm giáo dục khác. Nhưng nếu từ chối tham gia thì muốn hay không con họ cũng mang tiếng “dùng chùa” bởi sự đóng góp của các phụ huynh khác.

lop con nha giau trong truong hoc hinh 2
Lớp học Tiếng Anh ở Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Q.1, TPHCM (Ảnh minh họa)

Ở nhiều trường, đồng phục được “tận dụng”một cách triệt để, không chỉ ở quần áo mà còn đồng phục ở cặp sách, giày dép, thậm chí cả bìa sách, hộp bút. Nhiều gia đình hết sức khổ sở vì đồng phục biến tướng nhưng các trường luôn bám vào tinh thần đồng phục nhằm tránh phân biệt giàu nghèo, để tạo sự bình đẳng trong môi trường học đường... Vậy nhưng một mặt, nhiều ban giám hiệu lại “mở đường” cho sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo bằng những lớp học “con nhà giàu” trong trường công.

Thầy Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM chia sẻ, việc tồn tại lớp học "VIP" trong trường công lập là điều không nên, nó gây phản cảm và phản giáo dục. Bên ngoài nhà trường, các em có điều kiện sống khác nhau nhưng đã vào trường học thì cần chấp nhận điều kiện chung cơ bản. Nếu không sẽ khó tránh điều tiếng “hóa công thành tư” cũng như ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục sự bình đẳng, công bằng cho trẻ nhỏ.

Một nhà giáo khác cũng bày tỏ, nhiều phụ huynh nghĩ mình có tiền nên con mình cần có điều kiện khác. Mong muốn này là nhu cầu bình thường nhưng vô tình có thể tạo cho các em tâm lý "mình có tiền mình có quyền" ngay trong môi trường giáo dục bình đẳng, công bằng. Và trách nhiệm của việc “nói không” với các lớp con nhà giàu trong trường học thuộc về hiệu trưởng./.

Theo VOV

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.