Một số góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đại - Trường Đại học Vinh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng thực tiễn vẫn còn bất cập cần sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Báo Nghệ An giới thiệu ý kiến góp ý của Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại - Khoa Luật, Trường Đại học Vinh.

1. Những tồn tại, hạn chế của của Luật Đất đai 2013 về vấn đề thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Cho đến nay, Luật đất đai năm 2013 đã thực thi gần được 10 năm, góp phần quan trọng vào thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam; khẳng định nhất quán chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể thì cũng còn những tồn tại, hạn chế cả về mặt quy định và quá trình thực thi.

Trong lĩnh vực thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, theo quan điểm của tôi còn tồn tại một số hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất: Về hình thức giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 118, luật xác định có hai hình thức là đấu giá và chỉ định với những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, ở các địa phương hiện nay khi vận dụng luật thực thi thường đang áp dụng hình thức chỉ định chứ chưa bảo đảm hình thức đấu giá bởi xuất phát từ những quy định chưa đầy đủ, rõ ràng về loại đất, điều kiện để triển khai hình thức này. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước; khả năng tham gia rộng rãi của các chủ thể, tính thị trường và quyền lợi của người sử dụng đất có thể bị ảnh hưởng.

Một số góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ảnh 1
Luật đất đai (sửa đổi) sẽ giúp tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Ảnh: Thu Huyền

Thứ hai: Về xác định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất (quy định tại Điều 108 Luật Đất đai và Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước), các quy định này trên thực tế thường dẫn đến thực trạng: giá đất của Nhà nước thường thiếu sự tương thích với giá thị trường, thậm chí là thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Vì thế khi thu hồi đất, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài khó khăn do người bị thu hồi đất không chấp nhận giá đền bù. Bên cạnh đó, nhiều dự án được giao đất nhưng việc xác định giá đất bị kéo dài, chậm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, làm chậm trễ việc triển khai thực hiện dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai, làm giảm hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần sửa đổi bổ sung như thế nào cho phù hợp với thực tiễn?

Hiện nay, dự thảo Luật đất đai sửa đổi đang được tiến hành lấy ý kiến rộng rãi từ xã hội, trong đó những điểm mới cơ bản cũng đã tập trung vào nội dung khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên về thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất bám sát tinh thần của Nghị quyết số 18/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sửa đổi, bổ sung:

Thứ nhất: Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Có những quy định chặt chẽ để hạn chế khắc phục tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau giữa các địa phương và tránh tình trạng lợi dụng chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trái quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước và tạo khe hở để tham nhũng, lãng phí. Chỉ áp dụng hình thức không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư được miễn tiền sử dụng đất, thuê đất trong thời hạn thực hiện dự án.

Thứ hai: Trên cơ sở chủ trương bỏ khung giá đất thì đối với vấn đề về xác định giá đất, về nguyên tắc, giá đất phải phù hợp với giá thị trường, giá trúng đấu giá, phải tính toán đầy đủ các yếu tố tác động đến giá đất của dự án. Đồng thời, phải có chế tài xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm trong định giá đất.

2. Vấn đề tích tụ ruộng đất nông nghiệp là xu hướng tất yếu nhưng cần phải có cách làm thận trọng

Theo tôi, tăng cường quá trình tích tụ ruộng đất ở nước ta hiện nay là chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa và xu hướng ở nhiều quốc gia.

Việc thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hướng tới nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn và sẽ có tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cho thấy, 90% đất sản xuất nông nghiệp là do hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng với phương thức sản xuất phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả thấp còn phổ biến. Trong khi các tổ chức kinh tế chỉ quản lý sử dụng 10% đất sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất còn nhỏ. Cùng với đó là chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp dịch vụ chưa bền vững, hộ nông dân vẫn có tâm lý giữ ruộng đất để phòng xa những lúc khó khăn.

Một số góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ảnh 2
Đất sản xuất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng với phương thức sản xuất phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả thấp còn phổ biến. Ảnh: Thu Huyền

Vì vậy, Luật Đất đai sửa đổi lần này cần có những quy định phù hợp về vấn đề tích tụ ruộng đất nông nghiệp, như:

Luật cần có quy định tạo cơ hội cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài tiếp cận với đất đai thuận lợi hơn đồng thời khuyến khích, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà nước ta có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiệu quả.

Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân, Luật Đất đai 2013 quy định, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân không quá 10 lần; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định không quá 15 lần như dự thảo hiện nay là phù hợp.

Cần có quy định chặt chẽ về nguyên tắc và phương thức tích tụ ruộng đất nông nghiệp. Bảo đảm thực hiện hiệu quả chủ trương những cũng lường trước các khả năng lợi dụng chính sách để trục lợi trái với mục tiêu chung, ảnh hưởng đến chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Bên cạnh đó, luật cũng cần thể chế hơn nữa vấn đề phân cấp, phân quyền, xác định trách nhiệm, tăng cường kiểm soát từ trên trong quản lý của các cấp chính quyền nhà nước về nội dung này.

Tin mới

Đọc truyện đêm khuya: Đường về nhà

Đọc truyện đêm khuya: Đường về nhà

(Baonghean.vn) - Truyện kể về một cậu bé trai vì giận dỗi bố mẹ nên đã quyết định “đi bụi” để bố mẹ phải ân hận về cách cư xử mà theo cậu là không đúng với bản thân mình. Nguyên nhân là cậu thi trượt vào cấp ba, bị bố mẹ mắng nhiếc...
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/6

(Baonghean.vn) - Phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; Hơn 3.000 thanh niên tình nguyện Nghệ An sẵn sàng tiếp sức sĩ tử vào lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 4/6.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam tại Cửa Lò

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam tại Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Sáng 4/6, tại thị xã Cửa Lò, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; Tháng hành động Vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023.
Nghệ An tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06

Nghệ An tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An...
Áo dài ngũ thân

Điểm tuần: Áo dài ngũ thân

(Baonghean.vn) - Người xưa có câu: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”, xưa nay trang phục là một phần vô cùng quan trọng của cuộc sống. Trang phục là tấm gương phản chiếu hoàn cảnh, thái độ và văn hóa của mỗi một con người nói riêng và cộng đồng nói chung.