Mưu sinh với nghề hái lá chuối khô

01/12/2016 07:54

(Baonghean.vn) - Với nhiều người lá chuối khô là thứ vô dụng, không mang lại giá trị gì cho cuộc sống. Tuy vậy, công việc tìm và rọc lá chuối khô đã và đang là phương cách mưu sinh của nhiều phụ nữ ở huyện miền núi Anh Sơn. Không những vậy, đây là công việc ổn định và giúp họ có thêm khoản tiền kha khá.

Ngày trước, lá chuối khô thường bị chặt bỏ nằm chỏng chơ giữa vườn, vì giá trị chẳng bao nhiêu. Bây giờ, lá chuối khô được các cơ sở sản xuất bánh gai đặt hàng, thu mua quanh năm. Cũng từ đó mà ở Anh Sơn sinh ra nghề thu hái lá chuối khô. Tận dụng lúc nông nhàn, nhiều người lại đi thu hái lá chuối để có thêm thu nhập.
Công việc rọc lá chuối khô của những người phụ nữ ở huyện Anh Sơn xuất phát từ nhu cầu của các cơ sở chế biến, sản xuất bánh gai trên địa bàn. Bánh gai được sản xuất quanh năm nên việc thu hái lá chuối khô cũng diễn ra quanh năm
Từ sáng sớm, bà Lê Thị Thắng đã khăn gói lên đường tìm thu hái lá chuối khô.Dụng cụ mang theo cũng đơn giản, một cái câu liềm và bao tải to để đựng lá. Trong bộ quần áo lấm lem nhựa chuối, đôi bàn tay sần sùi, bà Lê Thị Thắng thôn 3 xã Tường Sơn tâm sự: Những người làm nghề hái lá chuối khô cứ rong ruổi khắp nơi. Mỗi ngày, bà Thắng có thể kiếm được khoảng 1 yến lá cho mối quen. Mỗi kg được thu mua với giá 13 nghìn đồng, do vậy mà mỗi ngày bà có thể kiếm được 100 nghìn đồng.
Từ sáng sớm, bà Lê Thị Thắng ở thôn 3, xã Tường Sơn đã khăn gói lên đường tìm thu hái lá chuối khô. Dụng cụ mang theo cũng đơn giản, một cái câu liêm và bao tải to để đựng lá. Bà Thắng tâm sự: Những người làm nghề hái lá chuối khô cứ rong ruổi khắp nơi. Mỗi ngày, bà Thắng có thể kiếm được khoảng 1 yến lá nhập cho mối quen. Mỗi kg được thu mua với giá 13 nghìn đồng, do vậy mà mỗi ngày bà có thể kiếm được 100 nghìn đồng.
Còn Bà Nguyễn Thị Thập xã Tường Sơn cho hay: “Nghề này chẳng phái bỏ vốn, số tiền kiếm được xem như lấy công làm lãi. Thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng, nhưng làm nghề này phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe. Ngày nắng, lá khô ráo mình cắt được nhiều. Ngược lại, mùa mưa đường đi lại vất vả, lá chuối bị ướt, nên ít ai thu mua.
Còn Bà Nguyễn Thị Thập, cũng ở xã Tường Sơn cho hay: “Nghề này chẳng phái bỏ vốn, số tiền kiếm được xem như lấy công làm lãi. Thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng, nhưng làm nghề này phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe. Ngày nắng, lá khô ráo mình cắt được nhiều. Ngược lại, mùa mưa đường đi lại vất vả, lá chuối bị ướt, nên ít ai thu mua".
Công việc hái lá chuối khô tưởng chừng như đơn giản, nhưng cũng cần có sự cẩn thận tỷ mỉ, bởi lá chuối khô dễ rách, trong khi đó các các cơ sở sản xuất ưa dùng thứ lá khô, to bản, dẻo, để khi gói bánh vừa đẹp, vừa dễ lại không bị rách.
Công việc hái lá chuối khô tưởng chừng như đơn giản, nhưng cũng phải cẩn thận tỷ mỉ, bởi lá chuối khô dễ rách, trong khi đó các các cơ sở sản xuất ưa dùng thứ lá khô, to bản, dẻo, để khi gói bánh vừa đẹp vừa không bị rách.
Với nhiều người, đây là nghề phụ nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Hiện nay ở xã Tường Sơn có khoảng 50 người đi làm nghề thu hái và mua lá chuối khô, ngoài ra ở các xã khác như: Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Thạch Sơn, Đỉnh Sơn cũng có người làm nghề này, bởi với họ chuối thì trồng sẵn trong vườn chỉ đợi khô và hái đi nhập là có tiền tiêu. (Trong ảnh: Lá chuối sau khi hái về được sắp lại cẩn thận, gọn gàng rồi nhập cho các cơ sở sản xuất bánh gai)
Với nhiều người, đây là nghề phụ nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Hiện nay ở xã Tường Sơn có khoảng 50 người đi làm nghề thu hái và mua lá chuối khô, ngoài ra ở các xã khác như: Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Thạch Sơn, Đỉnh Sơn cũng có người làm nghề này, bởi với họ chuối thì trồng sẵn trong vườn chỉ đợi khô và hái đi nhập là có tiền tiêu. (Trong ảnh: Lá chuối sau khi hái về được sắp lại cẩn thận, gọn gàng rồi nhập cho các cơ sở sản xuất bánh gai)
Lá chuối khô được phân loại sau khi thu hái về
Lá chuối khô được phân loại sau khi thu hái về.
Chị Bùi Thị Hà chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tường Sơn cho biết: Hàng ngày gia đình sản xuất từ 800-1.000 chiếc bánh, do vậy mà nhu cầu thu mua lá chuối khô rất lớn, có bao nhiêu gia đình tôi cũng thu mua hết, phải thu mua lá khô để dự trữ cho mùa mưa, cung đoạn này nhiều mưa nên giá cao hơn 13 nghìn đồng/kg.
Chị Bùi Thị Hà (phải) chủ cơ sở sản xuất bánh gai Tường Sơn cho biết: Hàng ngày gia đình sản xuất từ 800 - 1.000 chiếc bánh, do vậy mà nhu cầu thu mua lá chuối khô rất lớn, có bao nhiêu gia đình cũng thu mua hết, phải thu mua lá khô để dự trữ cho mùa mưa, giai đoạn này nhiều mưa nên giá cao hơn bình thường với 13 nghìn đồng/kg.
Lá chuối khô được dùng để gói bánh gai không chỉ là hình ảnh bình dị, dân dã mà còn là cách để giữ được hương vị thơm ngon của loại bánh này
Lá chuối khô được dùng để gói bánh gai không chỉ là hình ảnh bình dị, dân dã mà còn là cách để giữ được hương vị thơm ngon của loại bánh này.

Huyền Trang

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Mưu sinh với nghề hái lá chuối khô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO