Mỹ trao chiến thắng lớn, hợp pháp cho Triều Tiên

Lan Hạ ((Theo Business Insider))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Khi Tổng thống Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên, vốn được lên kế hoạch vào ngày 12/6 tới, nhà lãnh đạo Mỹ có lẽ đã trao cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un điều gì đó mà ông ấy muốn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Mỹ trao chiến thắng lớn, hợp pháp cho Triều Tiên. Ảnh: AP
Trong khi nhiều chuyên gia tin rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều diễn ra quá sớm mà không được chuẩn bị đầy đủ về mặt ngoại giao, một số chuyên gia khác lại nhận xét, quyết định của Tổng thống Trump công khai hủy cuộc gặp thượng đỉnh không chỉ trao cho Bình Nhưỡng bầu không khí hợp pháp, mà cũng giúp quốc gia Đông Bắc Á này duy trì chương trình hạt nhân nhằm đảm bảo về cơ bản sự an toàn của chính quyền Triều Tiên. 


Trên trang Twitter, chuyên gia Vipin Narang nghiên cứu chiến lược hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) của Mỹ nhận định: “Đây là một ngày tồi tệ của Mỹ. Khi đó, Triều Tiên duy trì được kho hạt nhân, phá vỡ sức ép tối đa bằng cách loại bỏ Trung Quốc, làm suy yếu liên minh Mỹ-Hàn, khiến ông Trump ‘mắc mưu’, bởi khi tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh ông ấy đã biến Mỹ thành bên có lỗi”.

Trong khi đó, ông David Santoro, Giám đốc và là thành viên cấp cao về chương trình chính sách hạt nhân tại Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) chia sẻ: “Nếu ông Kim Jong-un sáng suốt thì ông ấy vẫn sẽ im lặng. Ông ấy đã chiến thắng, khi duy trì được vũ khí hạt nhân và ở một vị thế tốt hơn để tập trung vào phát triển kinh tế, bởi các nhân tố khu vực (như Trung Quốc hay Nga) khó có thể có thái độ cứng rắn với Bình Nhưỡng”. 

Tuy nhiên, chừng nào sự an toàn của ông Kim dường như còn phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân, Triều Tiên vẫn luôn mong muốn gặp nhà lãnh đạo Mỹ, và dường như Bình Nhưỡng chưa từ bỏ hy vọng này.

Chỉ vài giờ sau khi Mỹ tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên, một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã bày tỏ mong muốn của nước này duy trì cam kết đối với cuộc gặp thượng đỉnh.

Chuyên gia chính trị Robert Kelly tại Đại học Quốc gia Pusan cho rằng: “Nếu bạn là người Triều Tiên, bạn muốn gặp gỡ lãnh đạo của thế giới tự do bởi điều này tượng trưng cho việc bạn là một quốc gia thực sự, không phải một xã hội phong kiến, tụt hậu”.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.