Nga - Philippines: Sẵn sàng trao gửi niềm tin?

(Baonghean) - Đại sứ Nga tại Philippines Anatolyevich Khovaev cam kết, Nga sẵn sàng trở thành một đối tác mới đáng tin cậy của nước này, với mối quan hệ hợp tác quân sự không có những ràng buộc chính trị đi kèm. Động thái này cho thấy Nga đang có những tính toán chiến lược mới tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyến thăm bình thường

Tổng thống Duterte gặp Tổng thống Putin tại Peru. Ảnh: AP
Tổng thống Duterte gặp Tổng thống Putin tại Peru. Ảnh: AP

Đêm 2/1, tàu khu trục chống ngầm Admiral Tributs và tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma của Nga đã cập cảng ở Manila, Philippines. Đây là lần thứ 3 các tàu Hải quân Nga tới thăm Philippines, song là lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền - người đang thúc đẩy một liên minh ngoại giao mạnh mẽ với Moscow. 

Lued Lincuna, người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết, quân nhân Nga sẽ tham gia các hoạt động như các cuộc viếng thăm xã giao, tham quan các địa điểm lịch sử tại Manila và tỉnh Cavite, cũng như các hoạt động giao lưu thiện chí và thể hiện năng lực hải quân trong 6 ngày lưu lại nước này. Giới chức quân sự Philippines đã giảm nhẹ tầm quan trọng của chuyến thăm khi cho rằng, sự hiện diện của các tàu hải quân Nga là không có gì bất thường. 

Tuy nhiên, với những động thái đối ngoại của Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi lên nắm quyền tại Philippines vào tháng 6/2016, dư luận thế giới hết sức quan tâm đến chuyến thăm này của Hải quân Nga, đặc biệt trong bối cảnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vừa thăm Nga cách đây một tháng nhằm tìm kiếm những triển vọng hợp tác quân sự giữa 2 nước. Do đó, “chuyến thăm bình thường” này không giảm nhẹ sự quan tâm của nhiều quốc gia và giới truyền thông quốc tế.

Nga toan tính gì? 

Phát biểu tại cuộc họp báo nhân chuyến thăm của các tàu Hải quân Nga tới Manila, đại sứ Nga Anatolyevich Khovaev nhấn mạnh: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ, một số máy bay, trực thăng, tàu ngầm và những loại vũ khí tối tân khác. Chúng tôi không bao giờ sử dụng quan hệ hợp tác quốc phòng để gây ảnh hưởng về chính trị cho các đối tác của mình. Hợp tác quân sự với Nga sẽ không có điều kiện chính trị đi kèm”. 

Tuyên bố của Đại sứ Nga được cho là đang truyền tải một thông điệp mới của Moscow bởi từ lâu, Nga tỏ ra bàng quan với việc hiện diện trở lại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, thông điệp từ phía Nga khiến dư luận đặc biệt chú ý. Xét về sâu xa, thực ra, Nga không phải là không quan tâm tới Châu Á - Thái Bình Dương, thế nhưng thời cơ và vận hội chưa tới khiến Nga phải tính toán. Một thập kỷ trở lại đây, đặc biệt sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình, quan hệ Nga - Mỹ và nhiều nước phương Tây nhiều lần chạm đáy. 

Khi Trung Quốc đang “ngả” về phía Nga, nước này tính toán rằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc với ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là một điểm tựa chắc chắn để Nga dựa vào, đem lại lợi ích chính trị thiết thực, phá thế bao vây cô lập của Mỹ và phương Tây. Thời cơ quan trọng nữa là việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Đây được cho là một yếu tố có thể mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Nga-Mỹ sau những bất đồng không thể hàn gắn dưới thời Tổng thống Obama. Bản thân Nga khi xây dựng mối quan hệ đối tác mới với Philippines cũng sẽ có được nhiều mối lợi. Thứ nhất, Nga sẽ có thêm một đối tác mới ủng hộ sự hiện diện của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ 2, Nga có thể bán được nhiều vũ khí cho Philippines.

Hai bên cùng có lợi

Tàu Admiral Tributs của Nga. Ảnh: AFP
Tàu Admiral Tributs của Nga. Ảnh: AFP

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 6/2016, Tổng thống Philippines Duterte lại không có được mối quan hệ suôn sẻ với chính quyền hiện tại của Mỹ và thể hiện chính sách đối ngoại độc lập hơn với đồng minh lâu nay là Mỹ, cũng như đang tìm kiếm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Nga và Trung Quốc. Vì thế, việc Đại sứ Anatolyevich Khovaev tuyên bố: “Nga sẽ là đối tác mới tin cậy và mối quan hệ hợp tác quân sự hai nước sẽ không đi kèm các điều kiện chính trị”, không chỉ là một cam kết rõ ràng từ phía Moscow với Manila mà còn là một sự đảm bảo tin cậy mời gọi Philippines trao gửi niềm tin. 

Ở một góc độ khác, Philippines cũng sẽ không thiệt thòi gì trong mối quan hệ mới này. Philippines sẽ có thêm một đối tác lớn là Nga và xét ở bình diện quan hệ quốc tế, ”thân” với đối tác Nga cũng sẽ khiến cho vị thế của Philippines được cải thiện trên bàn cờ địa chính trị. Ông Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines trước đó cũng cho biết phía Nga đã đề nghị bán tàu ngầm và một số máy bay không người lái (UAV) để Philippines hiện đại hoá hải quân. Điều này giúp Philippines chủ động và đa dạng hơn trong nguồn cung vũ khí, phương tiện quân sự vốn phụ thuộc lớn vào Mỹ trong nhiều năm qua. 

Việc ông Duterte lên nắm quyền tại Philippines và thái độ lạnh lùng của nhà lãnh đạo này với Washington chính là một đòn bẩy giúp Nga mạnh dạn tiến bước hơn đến với Philippines. Điều này hoàn toàn trái ngược với thời gian trước đây, khi bất chấp những nỗ lực của Nga và cả những cuộc tiếp xúc song phương cấp cao, Manila vẫn tỏ ra khá lạnh nhạt, không cố gắng mở rộng quan hệ với Nga.

Nhưng hiện nay, dường như Phillipines đã nhận thấy rằng, nước này có nhiều lợi ích khi thiết lập quan hệ sâu sắc hơn với Nga. Vì vậy, chuyến thăm của tàu Hải quân Nga đến Philippines lần này, phải chặng chỉ là bước khởi đầu cho những hợp tác đa dạng hơn giữa hai nước, mà trước hết là khả năng tập trận quân sự chung? Phát biểu tại chuyến thăm, Phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, chuẩn đô đốc Eduard Mikhailov để ngỏ khả năng này khi cho biết, nước này sẵn sàng làm hết sức để giúp Philippines tăng cường năng lực trên biển, đặc biệt, trong tương lai Hải quân Nga sẽ có những cuộc tập trận nhằm giúp Philippines đối phó với khủng bố và nạn cướp biển. Bắt tay nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả Nga - Philippines và chẳng ai dại gì lắc đầu từ chối.

H.Điệp

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.