Nghệ An: 7 tháng bàn giao 43.000 ha rừng cho người dân quản lý

Nguyễn Hải 05/08/2019 14:20

(Baonghean.vn) - Nhằm tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ các quyền của người sử dụng rừng, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án 4213/QĐ.UB, theo đó, từ năm 2018 đến 2021, tỉnh sẽ tiến hành giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Cán bộ Kiểm lâm kiểm tra thực địa rà soát với bản đồ quy hoạch để tiến hành giao đất giao rừng cho dân. Ảnh: Nguyễn Hải
Cán bộ Kiểm lâm kiểm tra thực địa rà soát với bản đồ quy hoạch để tiến hành giao đất giao rừng cho dân. Ảnh: Nguyễn Hải

Cụ thể, năm 2019 tỉnh Nghệ An có kế hoạch giao 109.609 ha rừng, trong đó phần lớn là diện tích rừng tự nhiên cho người dân bảo vệ quản lý. Địa bàn có diện tích rừng được giao lại theo kế hoạch lớn nhất là Tương Dương 32.106 ha; tiếp đó là các huyện Quế Phong 18.476 ha, Kỳ Sơn 14.072 ha, Quỳ Châu 12.800 ha, Con Cuông 10.000 ha, Quỳ Hợp 7.592 ha, Anh Sơn 3.496 ha, các huyện, thị còn lại diện tích từ 198 ha đến 2.797 ha.

Khu vực rừng sát với dân cư bản Đồng Mới, xã Đồng Văn (Quế Phong) được giao đất trước đây nhưng nay mới được rà soát lại để giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ. Ảnh: Nguyễn Hải
Khu vực rừng sát với dân cư bản Đồng Mới, xã Đồng Văn (Quế Phong) được giao đất trước đây nhưng nay mới được rà soát lại để giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ. Ảnh: Nguyễn Hải
Tính đến cuối tháng 7, toàn tỉnh đã làm thủ tục bàn giao trên thực địa được gần 43.000 ha rừng cho người dân quản lý, trong đó huyện Tương Dương đạt tỷ lệ lớn nhất với 32.000 ha/kế hoạch 32.160 ha; huyện Con Cuông 4.000 ha/10.000 ha; Quỳ Hợp 2.700 ha/7.592 ha, Quế Phong 2.000 ha/18.476 ha và Quỳ Châu 2.000 ha/12.800 ha; các huyện, thị khác chưa giao được diện tích nào cho người dân.

Khu vực rừng tự nhiên gần với Khu tái định cư Huôi Siu -Huôi Lạn xã Đồng Văn được thiết kế, quy hoạch giao lại cho người dân quản lý bảo vệ khá thuận lợi về giao thông. Ảnh: Nguyễn Hải
Khu vực rừng tự nhiên gần với Khu tái định cư Huôi Siu - Huôi Lạn xã Đồng Văn (Quế Phong) được thiết kế, quy hoạch giao lại cho người dân quản lý bảo vệ khá thuận lợi về giao thông. Ảnh: Nguyễn Hải
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tiến độ bàn giao rừng trên cho người dân là chậm so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do những vướng mắc liên quan đến quá trình giao đất lâm nghiệp, bố trí tái định cư trước đây cho người dân có nhiều bất cập, nay rà soát lại hồ sơ.

Việc Tương Dương sớm hoàn thành hồ sơ thiết kế để giao đất trên thực địa giúp người dân ổn định cuộc sống. Trong ảnh: người dân bản Na Bè, xã Xá Lượng, Tương Dương được giao rừng sớm nên an cư yên tâm sản xuất.
Việc Tương Dương sớm hoàn thành hồ sơ thiết kế để giao đất trên thực địa giúp người dân ổn định cuộc sống. Trong ảnh: người dân bản Na Bè, xã Xá Lượng, Tương Dương được giao rừng sớm nên an cư yên tâm sản xuất. Ảnh: Văn Hải
Cũng theo Đề án, từ năm 2018 đến 2021, Nghệ An có kế hoạch giao 265.771 ha rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, trong đó giao rừng trên đất đã giao, cấp giấy chứng nhận QSD đất là 108.234 ha gồm 100.885 ha rừng tự nhiên và 7.349 ha rừng trồng; giao rừng đồng thời giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp (giao lần đầu) 157.537 ha gồm 150.676 ha rừng tự nhiên và 6.861 ha rừng trồng.

Ngoài ra, trên cơ sở rà soát hiện trạng sử dụng đất, tỉnh sẽ xem xét giao diện tích đất chưa có rừng xen lẫn trong diện tích đất có rừng của một số chủ hộ được giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp./

Để hoàn thành kế hoạch giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho người dân năm 2019, hiện Chi cục Kiểm lâm đang tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức kiểm tra đôn đốc; đồng thời tổ chức các tổ công tác đến các huyện trọng điểm để tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh.

Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý Bảo vệ rừng và Bảo tồn, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An

Mới nhất
x
Nghệ An: 7 tháng bàn giao 43.000 ha rừng cho người dân quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO