Nghệ An: Các trường học 'tăng tốc 'chuẩn bị cho năm học mới

Mỹ Hà - Tiến Hùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chưa đầy một tháng nữa, năm học mới sẽ chính thức bắt đầu. Đây cũng là thời điểm các nhà trường đang "tăng tốc" các điều kiện để sẵn sàng cho ngày tựu trường.
Những ngày này, Trường THPT Kỳ Sơn như một "đại công trường" khi các hạng mục đang trong giai đoạn hoàn thành để chuẩn bị chào đón năm học mới. Ảnh: Mỹ Hà

Những ngày này, Trường THPT Kỳ Sơn như một "đại công trường" khi các hạng mục đang trong giai đoạn hoàn thành để chuẩn bị chào đón năm học mới. Ảnh: Mỹ Hà

Dự án Trường THPT Kỳ Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) tài trợ với tổng vốn đầu tư hơn 110 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên diện tích khoảng 26.000 m2, thiết kế hiện đại, khoa học, đạt tiêu chuẩn Trường đạt chuẩn Quốc gia, với hơn 40 phòng học, 8 phòng chức năng, 122 phòng nội trú và 42 phòng ký túc xá. Dự kiến sẽ cải tạo đồng bộ phần trường cũ (4 tòa nhà), xây mới toàn bộ 1 tòa nhà lớp học (5 tầng), 1 tòa ký túc xá (3 tầng), 2 tòa nhà nội trú (3-5 tầng) và 1 sân bóng, cùng các công trình phụ trợ, hạ tầng phục vụ trường học. (Trong ảnh: Một phần dãy nhà nội trú đang gấp rút hoàn thiện. Từ năm học tới học sinh ở huyện vùng cao Kỳ Sơn không phải lo lắng khi học xa nhà). Ảnh: Tiến Hùng

Dự án Trường THPT Kỳ Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) tài trợ với tổng vốn đầu tư hơn 110 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên diện tích khoảng 26.000 m2, thiết kế hiện đại, khoa học, đạt tiêu chuẩn Trường đạt chuẩn Quốc gia, với hơn 40 phòng học, 8 phòng chức năng, 122 phòng nội trú và 42 phòng ký túc xá. Dự kiến sẽ cải tạo đồng bộ phần trường cũ (4 tòa nhà), xây mới toàn bộ 1 tòa nhà lớp học (5 tầng), 1 tòa ký túc xá (3 tầng), 2 tòa nhà nội trú (3-5 tầng) và 1 sân bóng, cùng các công trình phụ trợ, hạ tầng phục vụ trường học. (Trong ảnh: Một phần dãy nhà nội trú đang gấp rút hoàn thiện. Từ năm học tới học sinh ở huyện vùng cao Kỳ Sơn không phải lo lắng khi học xa nhà). Ảnh: Tiến Hùng

Chỉ hai năm trước, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền (Tương Dương) vẫn còn là ngôi trường cũ kỹ, xuống cấp. Tuy nhiên, từ gần 1 năm trở lại đây, trường được chuyển sang địa điểm mới, khang trang, đẹp đẽ. Trước thềm năm học mới, các hạng mục cuối cùng đang tiếp tục được hoàn thiện, đó là cải tạo lại sân trường, khuôn viên và khu nhà nội trú cho học sinh. Ảnh: Mỹ Hà

Chỉ hai năm trước, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền (Tương Dương) vẫn còn là ngôi trường cũ kỹ, xuống cấp. Tuy nhiên, từ gần 1 năm trở lại đây, trường được chuyển sang địa điểm mới, khang trang, đẹp đẽ. Trước thềm năm học mới, các hạng mục cuối cùng đang tiếp tục được hoàn thiện, đó là cải tạo lại sân trường, khuôn viên và khu nhà nội trú cho học sinh. Ảnh: Mỹ Hà

Từ đầu tuần này, các giáo viên cũng đã tập trung ở trường để cùng phối hợp tu sửa trường lớp. Ảnh: Tiến Hùng

Từ đầu tuần này, các giáo viên cũng đã tập trung ở trường để cùng phối hợp tu sửa trường lớp. Ảnh: Tiến Hùng

Thầy giáo Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền (Tương Dương) cho biết: Ngôi trường khang trang đẹp đẽ là ước mơ nhiều năm nay của bà con dân bản. Từ đây, phụ huynh của trường không còn lo lắng mỗi khi năm học mới gần kề, không phải đóng góp để mua vật liệu tu sửa dãy nhà nội trú cho học sinh (Trong ảnh: Dãy nhà công vụ và ký túc xá cho học sinh đang được hoàn thiện). Ảnh: Mỹ Hà

Thầy giáo Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền (Tương Dương) cho biết: Ngôi trường khang trang đẹp đẽ là ước mơ nhiều năm nay của bà con dân bản. Từ đây, phụ huynh của trường không còn lo lắng mỗi khi năm học mới gần kề, không phải đóng góp để mua vật liệu tu sửa dãy nhà nội trú cho học sinh (Trong ảnh: Dãy nhà công vụ và ký túc xá cho học sinh đang được hoàn thiện). Ảnh: Mỹ Hà

Các giáo viên đang trồng hoa để tô thắm cho vườn trường. Ảnh: Tiến Hùng

Các giáo viên đang trồng hoa để tô thắm cho vườn trường. Ảnh: Tiến Hùng

Ngoài cơ sở vật chất, việc chuẩn bị trang thiết bị dạy học cũng được nhà trường quan tâm. Tại Trường THPT Thanh Chương 1, một phòng học STEM trị giá hơn 4 tỷ đồng vừa được đầu tư để tạo điều kiện cho học sinh được học theo chương trình mới. Ảnh: Mỹ Hà

Ngoài cơ sở vật chất, việc chuẩn bị trang thiết bị dạy học cũng được nhà trường quan tâm. Tại Trường THPT Thanh Chương 1, một phòng học STEM trị giá hơn 4 tỷ đồng vừa được đầu tư để tạo điều kiện cho học sinh được học theo chương trình mới. Ảnh: Mỹ Hà

Là trường trọng điểm, trong những năm qua Trường THPT Đô Lương 1 được đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đây là cơ sở để nhà trường triển khai dạy học mới theo Chương trình thay sách giáo khoa. Ảnh: Tiến Hùng

Là trường trọng điểm, trong những năm qua Trường THPT Đô Lương 1 được đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đây là cơ sở để nhà trường triển khai dạy học mới theo Chương trình thay sách giáo khoa. Ảnh: Tiến Hùng

Trang thiết bị dạy học vấn là vấn đề được các nhà trường hết sức quan tâm. Trong ảnh: Ban Giám hiệu Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn) đang kiểm tra lại toàn bộ thiết bị và các phòng học chức năng để kịp thời bổ sung, sửa chữa trước khi năm học mới bắt đầu. Ảnh: Mỹ Hà

Trang thiết bị dạy học vấn là vấn đề được các nhà trường hết sức quan tâm. Trong ảnh: Ban Giám hiệu Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn) đang kiểm tra lại toàn bộ thiết bị và các phòng học chức năng để kịp thời bổ sung, sửa chữa trước khi năm học mới bắt đầu. Ảnh: Mỹ Hà

Những ngày giữa tháng 8, sách giáo khoa đã về tới nhà trường. Theo lộ trình, năm nay việc thay sách giáo khoa sẽ được thực hiện với khối lớp 3, lớp 7, lớp 10 và việc thực hiện dạy học theo chương trình mới đang được các nhà trường nỗ lực cố gắng, đặc biệt là trong việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, chương trình dạy học và cơ sở vật chất. (Trong ảnh: Trường THCS Diễn Cát (Diễn Châu) đang kiểm tra lại sách giáo khoa để chuyển về tay học sinh trước thềm năm học mới). Ảnh: Tiến Hùng

Những ngày giữa tháng 8, sách giáo khoa đã về tới nhà trường. Theo lộ trình, năm nay việc thay sách giáo khoa sẽ được thực hiện với khối lớp 3, lớp 7, lớp 10 và việc thực hiện dạy học theo chương trình mới đang được các nhà trường nỗ lực cố gắng, đặc biệt là trong việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, chương trình dạy học và cơ sở vật chất. (Trong ảnh: Trường THCS Diễn Cát (Diễn Châu) đang kiểm tra lại sách giáo khoa để chuyển về tay học sinh trước thềm năm học mới). Ảnh: Tiến Hùng

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.