Nghệ An tiếp tục cảnh báo cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm

Văn Trường (tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh vừa có công văn tiếp tục cảnh báo cháy rừng tại Nghệ An với cấp dự báo cháy rừng là cấp IV đến cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Nghệ An tiếp tục cảnh báo cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm ảnh 1

Cháy rừng thông ở Diễn Châu năm 2021. Ảnh tư liệu: Văn Trường

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực tỉnh Nghệ An từ nay đến ngày 1/7/2022 cường độ nắng nóng tiếp tục kéo dài, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao, nhất là tại các huyện đồng bằng, nền nhiệt phổ biến từ 35-36 độ C.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An năm 2022 cảnh báo cấp cháy rừng trên các khu vực rừng địa bàn tỉnh Nghệ An từ ngày 23/6/2022 đến ngày 01/7/2022: Từ cấp IV- cấp nguy hiểm đến cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm.

Theo đó, Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An đề nghị UBND các huyện, thành, thị; lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng hãy tập trung cao nhất, chỉ đạo làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng:

1. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018; Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 3249/CĐ-BNN-TCLN ngày 01/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 243/KL-QLR ngày 10/6/2022 của Cục Kiểm lâm về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022.

2. Triển khai tốt công tác cảnh báo cháy rừng tại chòi canh lửa trên địa bàn tỉnh, theo dõi hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm. Làm tốt công tác cảnh báo, dự báo cấp cháy rừng sớm đến chính quyền địa phương, chủ rừng và nhân dân để nâng cao cảnh giác, chủ động triển khai các biện pháp phù hợp để phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Chủ động tổ chức việc ký kết hiệp đồng lực lượng và phương tiện với các đơn vị Quân đội, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, để thống nhất cơ chế huy động lực lượng chữa cháy rừng trong các tình huống cháy rừng lớn xảy ra.

4. Tập trung lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, trực phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức thành lập các tổ chốt chặn tại các cửa rừng để kiểm tra người ra, vào rừng nhằm kịp thời tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lửa trong rừng gây cháy lan vào rừng.

5. Không để xảy ra tình trạng đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng trên địa bàn vào những ngày có nguy cơ cháy rừng ở cấp IV và cấp V.

Nghệ An tiếp tục cảnh báo cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm ảnh 2

Công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành xử lý thực bì dưới tán rừng thông ở xã Xuân Thành. Ảnh: Văn Trường

6. Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thành, thị có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án đã được phê duyệt. Đối với các khu rừng gần với khu dân cư, kho tàng, khi xảy ra cháy, phải chủ động có phương án di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân và các lực lượng khi tham gia chữa cháy rừng.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, chính quyền địa phương theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 đã xây dựng.

8. Sau khi dập tắt đám cháy, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác định rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy và xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm theo đúng quy định.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.