Nghĩa tình sẻ chia với Xiêng My

(Baonghean) - Đã tròn 5 năm cán bộ, phóng viên Báo Nghệ An đồng hành cùng bà con xã Xiêng My (Tương Dương) trong xóa đói, giảm nghèo. Hành trình ấy được thực hiện bằng việc mua bò giống, lợn giống trao cho hộ nghèo, các hoạt động như tặng lợn giống, bàn ghế, đồ dùng học tập cho điểm trường, quà Tết đón Xuân… thêm dày nghĩa tình gắn bó giữa những người làm báo đảng với xã nghèo rẻo cao này.

Như thường niên “đến hẹn lại lên”, chúng tôi vượt gần 80 km đường rừng từ thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) vượt đèo dốc, khe suối để đến với xã vùng sâu Xiêng My. Điểm hẹn năm nay ở bản Piêng Ồ cách trung tâm xã 10 km, bà con đã chờ  từ sớm với niềm vui rạng rỡ hiện lên trên từng khuôn mặt. Năm nay, Công đoàn Báo Nghệ An lựa chọn mua và trao 3 con bò sinh sản con cho 3 gia đình, với tổng trị giá 48 triệu đồng. 

Được học tập dưới mái trường đầy đủ tiện nghi, chất lượng dayh và học ngày càng nâng lên.
Được học tập dưới mái trường đầy đủ tiện nghi, chất lượng dayh và học ngày càng nâng lên.

Khi bắt thăm được một con bò to nhất, gương mặt chị Lương Thị Hít (40 tuổi) cứ đỏ rần, tay chân lóng ngóng, cầm sợi dây thừng lên rồi lại thả xuống... Ấy là chị mừng quá, xúc động quá, phải nhờ hàng xóm nói hộ lời cảm ơn. Còn chị Vi Thị Kép (sinh năm 1984) thì cười thật thoải mái chia sẻ: Nghe cán bộ bản thông báo sáng mai được nhận bò, nên cả đêm vợ chồng không ngủ được vì hồi hộp mừng. Nhà có hai đứa con, con đầu đang học lớp 9 ở Trường Nội trú thị trấn Hòa Bình, mỗi tháng đã được Nhà nước hỗ trợ 900.000 đồng, mua thêm cho con ít gạo, còn nữa chật vật lắm. Được hỗ trợ 1 con bò để chăn nuôi, tự nhiên trong nhà có một khối tài sản lớn thì quá vui thôi!. Nghe cán bộ nói Báo Nghệ An còn cho tiền để làm chuồng nữa, vợ chồng đã bàn nhau phải làm thật chắc chắn và chăm sóc bò cẩn thận để bò sinh sản nhanh chuyển giao cho nhà khác có cơ hội được may mắn như nhà mình”.

Ấy là những tâm sự của các hộ đồng bào Xiêng My được nhận bò dịp này, điều may mắn là cả 3 con đều sắp đẻ bê con, như vậy việc chăn nuôi sẽ ngắn lại, 3 hộ tiếp theo được nhận bò để nuôi sẽ sớm có cơ hội hơn…

Trở về bản Phảy, chúng tôi đến thăm gia đình anh Lô Văn Pá (sinh năm 1982) là hộ được nhận bò đầu tiên vào năm 2012, sau khi Báo Nghệ An được UBND tỉnh phân công giúp đỡ xã Xiêng My. Vừa trở về từ rẫy, anh Pá cười thật vui: Cám ơn các nhà báo nhé. Pá vui lắm, năm đó được nhận bò khi cả nhà chưa có bữa ăn no, trong nhà không có tiền… Vậy mà cán bộ Báo Nghệ An đã cho hẳn 1 con bò để chăn nuôi, lại còn cho tiền làm chuồng, rứa mới biết tình cảm của cán bộ đối với dân bản nghèo nhiều lắm!”. Pá cho hay là ông Lữ Văn Duyên - Trưởng bản Phảy còn hướng dẫn cho Pá đọc báo Nghệ An hàng ngày để học kinh nghiệm chăm sóc bò mau lớn.

Nhờ đó, Pá biết mua một tấm bạt lớn về quay kín cho bò ấm mùa Đông, đi cắt cỏ, bỏ rơm, lá khoai, lá sắn pha thêm nước muối ấm cho bò ăn khi trời giá rét. Con bò đầu tiên mà Pá được nuôi đã đẻ được 4 con, và đã chuyển tiếp cho 4 nhà nuôi, riêng con bê của Pá lớn lên đã đẻ thêm 1 con bê con. Pá khoe, năm nay sẽ làm nhà mới. Nhìn nụ cười rạng rỡ của Pá lại nhớ chuyện năm trước khi phải chuyển giao con bò mẹ cho người khác nuôi, anh đã khóc vì… nhớ và vuốt ve con bò rất lâu mới trao dây thừng cho người hàng xóm.  

Đoàn cán bộ Báo Nghệ An trao tiền hỗ trợ làm chuồng cho các hộ được nhận bò.
Đoàn cán bộ Báo Nghệ An trao tiền hỗ trợ làm chuồng cho các hộ được nhận bò.

Về thăm lại Trường Tiểu học Xiêng My, điểm chính đã sáp nhập thêm điểm lẻ từ bản Đình Tài. Những năm trước, 5 em học sinh ngồi một bàn, Báo Nghệ An đã mua bàn ghế, bảng chống lóa và tủ sắt cho các em ngồi học và để dụng cụ học tập, nhưng do cơ sở vật chất xuống cấp nên được sáp nhập về điểm chính. Được ngồi học trong lớp học có đầy đủ tiện nghi, những gương mặt thơ ngây, trong sáng, vui mừng, rạng rỡ hơn. Điều đáng nói là tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ở đây đạt 100% và tỷ lệ học sinh khá, giỏi của xã ngày càng cao, nay đạt 105/273 em; không có học sinh bỏ học. 

Ông Lô Ba Lịch - Phó Chủ tịch UBND xã Xiêng My tâm sự: Việc giúp đỡ xã nghèo của Báo Nghệ An không đơn thuần là hỗ trợ vật chất hay cho “cái cần để câu con cá”, mà còn là tình cảm gắn bó, sự tận tâm thấu hiểu để cùng đồng hành đã tác động đến hành trình “xóa đói, giảm nghèo” của bà con. Trong đó, việc Báo Nghệ An cấp báo cho 7 trưởng bản đã góp phần có cán bộ bản nâng cao nhận thức và vận dụng kiến thức vào công tác, cuộc sống. Từ đó tác động đến ý thức, sự chủ động vươn lên của bà con, giúp bà con tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nuôi trồng và đặc biệt là chuyển biến tập quán chăn nuôi, góp phần quan trọng để bà con cải thiện và nâng cao đời sống. 

Đạm Phương

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.