Ngộ độc do nướng thịt cóc ăn, 3 anh em phải nhập viện

(Baonghean.vn) - Ngày 5/5, sức khỏe của 3 bệnh nhân là anh em trong một gia đình bị ngộ độc do ăn thịt cóc đã ổn định sau 2 ngày nhập viện.

Trước đó, vào chiều ngày 3/5, 3 em gồm Trần Minh A (SN 2013); Trần Văn Ng (SN 2013) và Trần Thị Ánh Ng (SN 2014) là anh em trong một gia đình ở xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ đã bắt cóc chơi và sau đó tự nướng ăn. Đến 17giờ 30 cùng ngày, người nhà đã phát hiện sự việc, mẹ của 3 em đã tự kích thích gây nôn cho con và đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.

Ảnh minh họa
Nhiều bộ phận của cóc có chứa độc tố. Ảnh minh họa
Khi bệnh viện tiếp nhận, cả 3 anh em đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy. Các bác sỹ đã ngay lập tức cấp cứu cho bệnh nhân. Hiện sức khỏe của các em đã tạm ổn, không nguy kịch và đang được theo dõi tại bệnh viện.

Theo các tài liệu y khoa, nhiều bộ phận của cóc lại chứa độc tố, trong đó độc tố nguy hiểm gây chết người là tetrodotoxin. Độc tố này có trong da, gan, trứng, mủ, mắt của cóc. Ngoài ra hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của cóc cũng chứa bufotenin - một chất cực độc, dễ gây chết người (kể cả khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố này cũng không phân hủy, khi ăn phải gây ngộ độc nặng nề).

Ngộ độc độc tố từ cóc tùy từng mức độ có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức các chi, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, co giật, ngừng thở ngừng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thịt cóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều đạm, kẽm, vitamin… Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến, nguy cơ ngộ độc và tử vong rất cao. Vì thế, tốt nhất là loại thịt cóc ra khỏi danh sách thực phẩm của gia đình. Nếu lỡ dính chất nhầy bài tiết của cóc vào tay, mắt, miệng..., nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc nhiều lần bằng nước sạch. 

Khi gặp người bị ngộ độc  thịt cóc, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?