Ngư dân Nghệ An chế biến hải sản khô cho thị trường Tết

Việt Hùng 01/01/2019 13:15

(Baonghean.vn) - Từ những con mực, cá tươi sau khi đánh bắt từ biển về, ngư dân Nghệ An đã chế biến thành đặc sản phơi khô hoặc “một nắng” để cung cấp thị trường Tết.

Vào tháng cận Tết, nhiều tàu đánh bắt được cá trỏng tươi nên bà con ở làng biển thu mua về chế biến; ngoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cá trỏng còn được chế biến thành món mồi nhậu tiêu thụ mạnh trong dịp Tết. Ảnh: Việt Hùng
Vào tháng cận Tết, nhiều tàu đánh bắt được cá trỏng tươi nên bà con ở làng biển thu mua về chế biến; ngoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cá trỏng còn được chế biến thành món mồi nhậu tiêu thụ mạnh trong dịp Tết. Ảnh: Việt Hùng

Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) cho biết: “Để sản phẩm đạt chất lượng, con cá phải tươi. Mỗi ngày, gia đình thuê 3 công nhân cùng chế biến khoảng từ 200 - 250 kg cá trỏng khô. Do được chế biến công phu, giữ được hương vị mặn, ngọt của con cá nên khách hàng đặt mua nhiều vào dịp Tết”. Ảnh: Việt Hùng
Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) cho biết: “Để sản phẩm đạt chất lượng, con cá phải tươi. Mỗi ngày, gia đình thuê 3 công nhân cùng chế biến khoảng từ 200 - 250 kg cá trỏng khô. Do được chế biến công phu, giữ được hương vị mặn, ngọt của con cá nên khách hàng đặt mua nhiều vào dịp Tết”. Ảnh: Việt Hùng

Sau khi chế biến, cá trỏng được phơi ngoài trời đến khi khô; giá bán từ 120 - 130.000 đồng/kg. Hiện nay, trên địa bàn xã Tiến Thủy có khoảng 20 hộ chế biến cá trỏng khô đặc sản. Những ngày giáp Tết, mỗi ngày bà con tung ra thị trường khoảng từ 2 - 3 tấn cá trỏng khô. Ảnh: Việt Hùng
Sau khi chế biến, cá trỏng được phơi ngoài trời đến khi khô, giá bán từ 120 - 130.000 đồng/kg. Hiện nay, trên địa bàn xã Tiến Thủy có khoảng 20 hộ chế biến cá trỏng khô đặc sản. Những ngày giáp Tết, mỗi ngày bà con tung ra thị trường khoảng từ 2 - 3 tấn cá trỏng khô. Ảnh: Việt Hùng

Với bà con làng biển Quỳnh Nghĩa, món cá đù là đặc sản “hút khách” ngày Tết. Cá đù được khai thác từ những còn thuyền gần bờ; sau khi thu mua, người dân rửa sạch bỏ phần đầu, ruột rồi xẻ làm đôi. Sau đó, cá sẽ được ướp các loại gia vị như: đường, ớt cay, tương xay nhuyễn; tùy vào nhu cầu người mua, cá có thể phơi “một nắng” hoặc  3 - 4 nắng mới đóng gói. Ảnh: Việt Hùng
Với bà con làng biển Quỳnh Nghĩa, món cá đù là đặc sản “hút khách” ngày Tết. Cá đù được khai thác từ những còn thuyền gần bờ; sau khi thu mua, người dân rửa sạch bỏ phần đầu, ruột rồi xẻ làm đôi. Sau đó, cá sẽ được ướp các loại gia vị như: đường, ớt cay, tương xay nhuyễn. Tùy vào nhu cầu người mua, cá có thể phơi “một nắng” hoặc 3 - 4 nắng mới đóng gói. Ảnh: Việt Hùng

Cá đù sau khi chế biến đóng gói, giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Do loại cá này khó đánh bắt nên có giá trị, khách hàng phải đặt trước mấy tháng. Ảnh: Việt Hùng
Cá đù sau khi chế biến đóng gói, giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Do loại cá này khó đánh bắt nên có giá trị, khách hàng phải đặt trước mấy tháng. Ảnh: Việt Hùng

Từ nay đến Tết, bà Vân sẽ cung cấp ra thị trường khoảng hơn 10 tấn mực khô, trong đó có 3 tấn dùng để bán Tết. Do mực khó đánh bắt nên giá bán tương đối cao, từ 1,2  - 1,5 triệu đồng loại to, loại vừa 700.000 - 1.000.000 đồng/kg, loại nhỏ 400.000 - 500.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng
Thời điểm gần Tết, nhiều cơ sở thu mua mực khô hoạt động nhộn nhịp nhằm chuẩn bị nguồn hàng bán Tết. Bà Nguyễn Thị Vân thu mua mực khô ở xã Sơn Hải cho biết: “ Bắt đầu từ tháng 10 ÂL đến nay, nhiều tàu mới khai thác được mực; so với năm ngoái, thời điểm này sản lượng mực thu mua ít hơn, 6 – 7 tấn/tháng. Sau khi thu mua về, huy động 6 công nhân phân loại, đóng gói bảo quản rồi xuất khẩu đi Trung Quốc”. Từ nay đến Tết, bà Vân sẽ cung cấp ra thị trường khoảng hơn 10 tấn mực khô. Ảnh: Việt Hùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài các đặc sản khô, người dân còn chế biến mực, cá hố, cá thu  “một nắng”... Theo thống kê, mỗi năm ngư dân Quỳnh Lưu xuất khẩu hơn 4.000 tấn cá hố; hơn 2.000 tấn mực; 2.500 tấn cá trỏng sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và hơn 5 triệu lít nước mắm. Ảnh: Việt Hùng
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài các đặc sản khô, người dân còn chế biến mực, cá hố, cá thu “một nắng”... Theo thống kê, mỗi năm ngư dân Quỳnh Lưu xuất khẩu hơn 4.000 tấn cá hố, hơn 2.000 tấn mực, 2.500 tấn cá trỏng sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và hơn 5 triệu lít nước mắm. Ảnh: Việt Hùng

Vào ngày Tết, những món đặc sản biển “một nắng” được người dân ưa chuộng, làm mồi nhậu nhâm nhi. Trong ảnh: Món cá chỉ vàng khô được chiên vàng thơm ngọt. Ảnh: Việt Hùng
Vào ngày Tết, những món đặc sản biển được người dân ưa chuộng, làm mồi nhậu nhâm nhi. Trong ảnh: Món cá chỉ vàng khô được chiên vàng thơm ngọt. Ảnh: Việt Hùng

Mới nhất
x
Ngư dân Nghệ An chế biến hải sản khô cho thị trường Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO